Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ

Do nhiều yếu tố tác động mà hiện nay có nhiều mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi, nhất là những mẹ mang thai những tháng đầu. Để đảm bảo an toàn thai phụ cần quan tâm thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện chế độ an toàn cần thiết khi bị tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Tụ dịch màng nuôi là gì? dấu hiệu và nguyên nhân

Đây là hiện tượng tụ máu tại khoảng không gian giữa nhau thai với tử cung. Khi dịch máu này tụ lại và lớn dần nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm nhau thai bị bóc tách khỏi tử cung có thể gây nguy cơ sảy thai.

Dấu hiệu của tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi thường xuất hiện khi mẹ chưa đủ 22 tuần thai với dấu hiệu chảy máu âm đạo. Có những trường hợp tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu, tụ máu nhỏ chỉ được phát hiện qua siêu âm (có cục máu tụ hoặc dấu hiệu túi thai bóc tách).

Một số dấu hiệu cụ thể bao gồm:

  • Ra máu: có thể máu màu nâu hoặc đỏ tươi, một số trường hợp nặng có thể ra cả máu cục
  • Âm đạo tiết dịch bất thường: âm đạo xuất hiện nhiều dịch phát hiện qua đi vệ sinh hay dấu vết để lại trên đồ lót, dịch thường màu nâu, hồng nhạt
  • Đau bụng âm ỉ, đau mỏi vùng thắt lưng
  • Một số trường hợp có thể phát hiện ổ dịch qua siêu âm

    Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ

    Ra máu âm đạo là dấu hiện dễ nhận biết nhất khi mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi

Nhiều mẹ cũng thắc mắc nếu bị tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? điều trị, phòng ngừa ra sao? Nếu thai vẫn phát triển bình thường, tụ máu không phát triển thêm, mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Theo nhiều chuyên gia thì đây là hiện tượng bình thường, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ. Theo thời gian, có thể tụ dịch sẽ tự tiêu và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân thai phụ bị tụ dịch màng nuôi

Các chuyên gia cho rằng có thể là do trứng bị tách khỏi tử cung trong giai đoạn đầu từ đó dẫn đến sự hình thành của các cục máu trong tử cung. Đặc biệt là phụ nữ mang thai tuổi 35 tuổi trở lên  sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai mà có nội tiết kém hoặc phụ nữ mang thai lần đầu thường xuyên di chuyển, vận động nhiều cũng có thể làm cho thành tử cung bị rỉ máu hay ra máu hồng. Tuy nhiên cũng có người máu bị tụ dịch lại trong tử cung, bám dưới bánh nhao hay túi ối…

Khi dịch này ra nhiều, tăng dần khiến tử cung co bóp và đẩy máu tụ ra ngoài. Do lúc này thai nhi mới hình thành nên trong quá trình co bóp đẩy máu ra ngoài kéo theo cả khối thai dẫn đến hiện tượng sảy thai.

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết?

Đây là thắc mắc mẹ bầu quan tâm. Bởi những người mới phát hiện bị tụ dịch màng nuôi hay bị tụ dịch màng nuôi từ vài ngày đến vài tuần mà không thấy khỏi sẽ lo lắng dù đã được bác sĩ tư vấn.

Thông thường, sang tháng thứ 4 hiện tượng này sẽ hết nếu mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các mẹ không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ

Mẹ thường xuyên thăm khám, làm đúng theo chỉ định bác sĩ thì tụ dịch màng nuôi không đáng lo

Các mẹ cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn này cũng như trong suốt thời gian mang thai. Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần. Nó giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Một số phương pháp điều trị hiệu quả

Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu, nhiều trường hợp có hình ảnh tụ dịch dưới màng nuôi nên không cần quá lo lắng.

Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay. Mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ

Mẹ bầu nên giữ tâm lý vui vẻ, bổ sung đủ nước, trái cây, rau quả để giúp an thai

Bài thuốc đông y chữa tụ dịch màng nuôi

Nếu bị động thai do tụ dịch màng nuôi mẹ có thể sử dụng củ gai tươi để giúp an thai. Củ gai tươi là một phương thuốc an thai vô cùng hiệu quả mà không hề có tác dụng phụ.

Trong điều kiện thai hoàn toàn bình thường, bạn có thể sử dụng cho người mang thai như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai. Để sử dụng mẹ bầu có thể nấu củ gai với gà ác, móng giò, bồ câu…thành các món ăn bổ dưỡng.

Hoặc mẹ cũng có thể luộc ăn, đun sắc nước để uống hàng ngày. Nó có tác dụng rất tốt trong các trường hợp động thai, dọa xảy, có thai ra huyết, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi…

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ

Nhiễm độc thai nghén: Cẩn thận không nguy!
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Tụ dịch màng nuôi chưa hẳn là dấu hiệu nguy hiểm, gây sảy thai. Tuy nhiên khi gặp tình trạng này, mẹ bầu cần cải thiện chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón. Đồng thời luôn trong tâm lý thoải mái không nên lo lắng, thắc mắc tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc