Tụ dịch màng nuôi - Mối nguy ít bầu nào biết!

shape

30 Th11

Julia PhạmTh11 30, 2019

Tụ dịch màng nuôi - Mối nguy ít bầu nào biết!

Tụ dịch màng nuôi - Mối nguy ít bầu nào biết!

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu nhận biết trong hầu hết các trường hợp tụ dịch màng nuôi

1/ Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi

Hầu hết các trường hợp, chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bạn nên gọi bác sĩ nếu bị chảy máu vì đây rất có thể là một triệu chứng dọa sảy thai. Trong những trường hợp lượng máu tụ không lớn, mẹ bầu phải siêu âm mới phát hiện được hiện tượng này. Vẫn có những trường hợp những cục máu nhỏ tự tiêu và không gây hại gì cho sức khỏe mẹ và bé.

2/ Nguyên nhân gây tụ dịch dưới màng nuôi

Phần lớn các trường hợp tụ dịch hay tụ máu dưới màng nuôi vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Trong một số trường hợp, do trứng tách khỏi thành tử cung trong giai đoạn đầu dẫn đến sự hình thành những cục máu đông. Các nhà khoa học tin rằng, những phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Tụ dịch màng nuôi - Mối nguy ít bầu nào biết!

Mang thai khi lớn tuổi: Liệu có an toàn?
Làm mẹ là vai trò cao cả nhất của một người phụ nữ. Nhưng các chuyên gia cho rằng độ tuổi lý tưởng cho việc mang thai là từ 20 đến 35 tuổi. Phải chăng không còn hy vọng nào cho những phụ nữ đã quá 35 tuổi nhưng vẫn chưa có con?

3/ Những biến chứng có thể xảy ra

Ngoài việc chảy máu âm đạo, những trường hợp tụ máu nhẹ thường không gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, tụ dịch màng nuôi có thể gây sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

4/ Làm gì khi bị tụ dịch dưới màng nuôi?

Tụ dịch màng nuôi cần được kiểm tra và theo dõi cẩn thận. Mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian theo dõi. Tránh các hoạt động thể chất nặng như tập thể dục hoặc nâng các vật nặng. Tăng cường uống nước và hấp thụ chất xơ để tránh tình trạng táo bón, dẫn đến mất sức quá nhiều khi đi vệ sinh.

Đa số các trường hợp tụ dịch màng nuôi sẽ tự biến mất trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiến hành siêu âm thường xuyên để đảm bảo. Một số trường hợp tụ máu nghiêm trọng có thể được kê đơn thuốc làm loãng máu nhẹ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Ra máu khi mang thai được 6 tuần
  • Bị chảy máu màng ối (tụ dịch màng ối)

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc