Tuần này, bé cưng có gì mới?

shape

30 Th09

Khanh ElisaTh09 30, 2019

Tuần này, bé cưng có gì mới?

Ở tuần thứ 3, bé yêu của bạn chỉ là một túi phôi nhỏ mang đầy đủ đặc điểm di truyền DNA của cả bố lẫn mẹ. Tuy nhiên, chỉ 2 tuần sau đó, mặc dù chỉ mới bằng một hạt mè nhưng tim bé đã bắt đầu đập những nhịp đầu tiên rồi đấy!

Có bao giờ mẹ thắc mắc, từ một quả trứng nhỏ được thụ tinh, bé cưng đã phải vượt qua bao trở ngại để trở thành một em bé hoàn thiện? Cùng MarryBaby theo dấu sự phát triển của thai nhi trong từng tuần, và khám phá liệu bé có đang phát triển đúng “tiến độ” không mẹ nhé!

Tuần này, bé cưng có gì mới?

Mỗi tuần bé cưng sẽ có một số bước tiến nhất định

1/ Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất

– 3 tuần: Bé đang trong quá trình hình thành ở dạng một chấm tròn nhỏ gồm nhiều tế bào gọi là túi phôi. Túi phôi có chứa một bộ đầy đủ các ADN của bố mẹ và từ đây nó sẽ xác định giới tính, màu mắt cũng như những đặc điểm khác của bé.

– 4 tuần: Túi phôi đã chính thức thành phôi thai và kích thước phôi thai lúc này cỡ bằng hạt hoa anh túc. Trong 6 tuần sau đó, các cơ quan nội tạng của bé sẽ bắt đầu hình thành và một số cơ quan sẽ có thể thực hiện chức được năng của mình.

– 5 tuần: Trái tim bé nhỏ của bé sẽ bắt đầu đập với tốc độ nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ. Lúc này, toàn bộ cơ thể bé chỉ bằng cỡ hạt mè mà thôi!

– 6 tuần: Các đặc điểm trên khuôn mặt của bé (mắt và mũi) đang dần hình thành và những chồi nhỏ sau này sẽ phát triển thành tay và chân của bé bắt đầu xuất hiện.

– 8 tuần: Cánh tay và đôi chân của bé đang phát triển và bé giờ đây đã có những ngón tay xinh cùng mũi và môi trên. Bé bắt đầu có thể di chuyển nhẹ nhưng chưa đủ để khiến mẹ có thể cảm nhận được điều này. Thời điểm này bé dài khoảng 2,5cm và nặng chỉ vài gram.

Tuần này, bé cưng có gì mới?

Tuy chỉ to bằng một trái nho, nhưng sự phát triển của thai nhi tuần thứ 8 cũng đã đạt được những bước tiến kha khá rồi mẹ ơi

– 9 tuần: Mặc dù mí mắt vẫn nhắm nhưng mắt bé vẫn đang phát triển. Lúc này “cái đuôi” của bé đã biến mất và trông ra dáng con người hơn.

– 10 tuần: Phôi thai đã phát triển thành bào thai. Các cơ quan quan trọng như thận, ruột, não và gan đang bắt đầu hoạt động. Các móng tay và móng chân bé xíu đang dần hình thành.

– 11 tuần: Hình hài của bé gần như đã hoàn chỉnh. Xương của bé bắt đầu cứng cáp hơn và cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện. Bé có thể nấc cụt mặc dù vẫn còn quá sớm để mẹ có thể cảm thấy nó.

– 12 tuần: Mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của bé thông qua các thiết bị chuyên khoa khi bác sĩ thăm khám cho 2 mẹ con. Ngoài ra, mẹ còn có thể nghe thấy tiếng động này trong lần siêu âm trước đó. Lúc này, bé có thể dài khoảng 6 cm và nặng tầm 14 gram.

Tuần này, bé cưng có gì mới?

Bật mí bí quyết chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu
3 tháng đầu được xem là giai đoạn "nhạy cảm". 60% các trường hợp sảy thai đều sảy ra trong giai đoạn này của thai kỳ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thai nhi cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài hơn. Vậy, để chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu một cách tốt nhất, mẹ bầu nên làm gì?

2/ Tam cá nguyệt thứ hai: Bé có gì thay đổi?

– 14 tuần: Thận của bé bắt đầu có thể tạo ra nước tiểu và bé sẽ thải vào trong nước ối. Bé có thể thể hiện nét mặt của mình và bắt đầu biết mút ngón tay.

– 15 tuần: Bé có thể cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài tử cung của mẹ mặc dù mí mắt bé vẫn chưa mở.

– 16 tuần: Giới tính của bé có thể được xác định bằng cách siêu âm, điều này thường được thực hiện trong tuần thai từ 16 đến 20.

Tuần này, bé cưng có gì mới?

Ở tuần thứ 16 của thai kỳ, bé cưng đã to gằn bằng một trái bơ với chiều cao khoảng 10, 16 cm, và cân nặng trong khoảng 85 gram

– 18 tuần: Nếu lúc này vẫn chưa thể cảm nhận được các chuyển động của con, mẹ nên đợi thêm một vài tuần đến nhé! Và có thể sẽ cần thêm vài tuần nữa để bố và những người khác có thể cảm nhận được điều này từ bên ngoài.

– 19 tuần: Bé có thể nghe được nhịp tim của mẹ và những âm thanh từ bên ngoài, như tiếng nói của bố chẳng hạn. Thậm chí, bé có thể bị giật mình khi nghe phải tiếng động lớn.

– 23 tuần: Cảm nhận của bé về sự chuyển động đã phát triển, vì vậy bé có thể “phiêu” cùng mẹ cả khi mẹ đang nhảy múa bên ngoài. Thính giác của bé cũng đang tiếp tục phát triển. Thỉnh thoảng, mẹ có thể nhìn thấy bé loay hoay dưới bề mặt bụng mình.

– 24 tuần: Song song với sự phát triển não, vị giác của trẻ cũng đang phát triển nhanh chóng. Lúc này, bé sẽ dài hơn 30cm và nặng hơn 450 gram

– 27 tuần: Bé đang tập thở bằng cách hít vào rồi thở ra trong nước ối. Tại thời điểm này, nếu “bị ép” phải chào đời sớm, phổi của bé đã có thể đảm đương chức năng cơ bản của mình, nhưng bé vẫn cần sự trợ giúp của các y bác sĩ.

Tuần này, bé cưng có gì mới?

Đối phó với 7 khó chịu khi mang thai 3 tháng giữa
Mang thai 3 tháng giữa thường được đồn đại là thời gian dễ chịu nhất với bà bầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy, nhất là khi phải đối mặt với 7 điều sau!

3/ Tam cá nguyệt thứ ba: Bé chuẩn bị chào đời

– 28 tuần: Bé bắt đầu biết mơ và có những giấc mơ riêng cho mình. Mắt bé đã có lông mi và thị lực đang được cải thiện. Bé lúc này nặng tầm 1 đến 1,1 ký và dài gần 39cm, tính từ đầu đến gót chân.

– 32 tuần: Móng tay móng chân nhỏ nhỏ xinh xinh đang dần hoàn thiện. Tại thời điểm này, bé có thể cao khoảng 43 cm và nặng khoảng 1,7 ký.

– 34 tuần: Hầu hết các sự phát triển về thể chất của thai nhi trong giai đoạn này đã hoàn thành, và nếu có phải chào đời, khả năng sống sót của bé cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, bé vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ.

– 37 tuần: Bây giờ bé được coi là đủ tháng, và các cơ quan đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc sống mới bên ngoài tử cung của mẹ. Tuy nhiên, bé vẫn khá “luyến tiếc” không gian ấm áp trong bụng mẹ, và có lẽ, mẹ phải chờ thêm vài tuần nữa để có thể ẵm bồng con yêu.

– 40 tuần: Đã đến lúc “tốt nghiệp”, và bé đã thực sự sẵn sàng cho cuộc sống ngoài đời thực. Cân năng trung bình của bé vào khoảng 3,4 ký và chiều dài cơ thể sẽ là 51cm. Nếu quá 1 hay 2 tuần so với ngày dự sinh mà mẹ vẫn chưa có dầu hiệu sinh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp kích thích chuyển dạ hay dục sinh phù hợp.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Thai nhi xương nhỏ
  • Siêu âm bị lệch tuần tuổi thai nhi có sao không?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc