Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đau, căng tức bụng dưới đều cho thấy bạn sắp “lên chức”. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe cần được kiểm tra ngay.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là thắc mắc chung của nhiều người

Đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Sau cuộc gặp gỡ định mệnh, nàng trứng được thụ tinh sẽ di chuyển về phía tử cung và bắt đầu làm tổ tại đây. Quá trình này có thể mất từ 7-10 ngày. Và bạn có thể sẽ cảm thấy căng tức bụng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào 1 dấu hiệu này sẽ rất khó xác định bạn có mang thai hay không. Bạn cần lưu ý thêm một vài dấu hiệu mang thai phổ biến khác như:

  • Chảy máu cấy ghép: Không phổ biến với tất cả các mẹ bầu, nhưng ra máu âm đạo là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất. Nguyên nhân là quá trình cấy ghép vào tử cung sẽ làm bong tróc lớp niêm mạc, từ đó dẫn đến hiện tượng ra máu nâu.
  • Ngực căng tức: Sau khi trứng thụ tinh làm tổ thành công, cơ thể sẽ tiết hormone báo hiệu. Và chính sự gia tăng hormone đột ngột này sẽ làm bạn cảm thấy ngực căng tức, đau nhức giống giai đoạn trước “đèn đỏ”.
  • Chuột rút: Xuất hiện cùng lúc với tình trạng ra máu âm đạo, do cơ thể đang tìm cách thích nghi với sự hiện diện của “nhân vật mới”.
  • Cảm giác nóng bức khó chịu: Một cơn nóng bất chợp ập đến và kéo dài hơn 30 phút có thể là dấu hiệu thai vào tử cung và làm tổ thành công.

Khả năng bạn mang thai sẽ rất cao, nếu cùng lúc gặp phải những dấu hiệu trên đây. Lúc này, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra một lần nữa. Nếu que 2 vạch, chúc mừng bạn đã lên chức. Nếu không, căng tức bụng có thể là một dấu hiệu báo động của vấn đề khác.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Cẩn thận với những dấu hiệu mang thai giả
Bạn có thể chậm và tắt kinh, ngực căng tức rồi tiết sữa, ngay cả buồn nôn ốm nghén, nhưng lại hoàn toàn không phải có "tin vui". Những triệu chứng mang thai giả này từ đâu mà có? Liệu cách điều trị không?

Những nguyên nhân gây căng tức bụng thường gặp

Loại trừ mang thai, bạn có thể bị căng tức bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng có nguy cơ gặp phải một cơn tức bụng dưới do quá trình co bóp tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sỏi thận: Đây là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhẹ dưới xương sườn. Trong nhiều trường hợp sỏi di chuyển về phía niệu quản cũng có thể gây đau bụng dưới.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Không còn là cảm giác căng tức bụng, nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa, bạn sẽ cảm thấy cơn đau buốt, nhói ở vùng bụng dưới.
  • Táo bón: Bắt đầu với cảm giác đau tức, sau đó những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn làm bạn đau bụng dưới bên trái và cả bên phải.
  • Hội chứng kích thích ruột: Là một rối loạn tiêu hóa mãn tính. Cảm giác tức bụng dưới sẽ đi kèm với chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nếu không tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn với những triệu chứng mang thai.
  • Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu: Cùng với cảm giác tức bụng, tần suất đi tiểu của bạn cũng nhiều hơn. Đồng thời, mỗi lần đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát.
  • Đau dạ dày: Cảm giác đau tức bụng, đau lâm râm, âm ỉ hoặc đau quặn trước hoặc sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau dạ dày. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khó chữa trị nhất là đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
  • Viêm ruột thừa: Lúc đầu là cảm giác tức phần bụng quanh rốn, sau đó lan dần đến vùng bụng dưới bên phải với cường độ cơn đau tăng dần. Nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa… cũng là những triệu chứng bạn cần lưu ý trong trường hợp này.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Ngay cả khi tất cả các dấu hiệu cùng xuất hiện, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chắc chắn mình có mang thai hay không. Ngoài mang thai, đau tức bụng có thể do nhiều lý do khác nhau, và chỉ có khám bệnh mới giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc