Tức ngực khi mang thai: Dấu hiệu mẹ cần đi khám ngay

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Tức ngực khi mang thai: Dấu hiệu mẹ cần đi khám ngay

Hiện tượng tức ngực khi mang thai có thể do bà bầu gặp phải tình trạng fibrocystic, hiện tượng các mô vú dày đặc và sần hơn bình thường làm bầu ngực to, đau căng tức. Đồng thời, do sự mất cân bằng của các hormone làm lưu lượng máu vận chuyển đến bầu ngực nhiều hơn, dẫn đến tình trạng tức ngực. Việc sản xuất sữa non từ tháng thai kỳ thứ 6 cũng thường đi kèm với cảm giác đau tức ngực nhẹ.

Ngoài ra, đau ngực khi mang thai còn có thể vì do mẹ mặc áo ngực chật, bó sát làm bầu ngực bị chèn ép.

Khi nào mẹ bắt đầu bị tức ngực

Ngay từ khi mang thai tuần đầu tiên mẹ bầu đã có dấu hiệu tức ngực. Tức ngực được lý giải là liên quan đến sự thay đổi của hormone trong khoảng 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, do lưu lượng máu ở ngực tăng làm cho ngực căng tức và nhạy cảm khi chạm vào. Hiện tượng này thường kéo dài trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Sau đó, giảm dần ở 3 tháng giữa và cuối cùng quay trở lại trong những tháng cuối thai kỳ.

Tức ngực khi mang thai: Dấu hiệu mẹ cần đi khám ngay

Ngay từ những tuần thai đầu tiên mẹ đã có cảm giác đau tức ngực

Đây là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhưng triệu chứng căng tức, đau nhẹ, hay đau nhói không giống nhau ở tất cả mà có mẹ rất đau nhưng cũng có mẹ cảm giác đau chỉ thoáng qua.

Những dấu hiệu đau ngực khi mang thai nguy hiểm

Tức ngực là một triệu chứng bình thường trong thai kỳ nhưng trong một số trường hợp, đau ngực lại là biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang gặp vấn đề về sức khỏe. Khi thấy một trong các hiện tượng sau, mẹ cần đi khám ngay:

  • Bị đau ngực đột ngột, đi kèm với dấu hiệu ho hoặc khó thở
  • Đau nhói ở ngực
  • Đau thắt ngực
  • Đau rát vùng ngực
  • Cơ đau ngực lan xuống hai cánh tay
  • Đau ngực kèm theo hiện tượng sốt
  • Mẹ bị đau ngực đồng thời với chóng mặt, đổ mồ hôi, khó thở
  • Tức ngực kèm triệu chứng ho, thở dốc
  • Khó thở khi mang thai kèm hiện tượng đau rát ngực

Đây là những triệu chứng rõ ràng cho thấy mẹ bầu đang gặp vấn đề về tim, phổi. Mẹ cần tới phòng khám gần nhà để kiếm tra và điều trị kịp thời, tránh để lâu, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp, ngực quá đau, bị rỉ máu, hoặc sờ có một vài vị trí cưng cứng, mẹ cũng cần đi khám vì đó có thể khi đó ngực bị tổn thương hoặc xuất hiện các cục u trong ngực.

Một số ít các hiện tượng mẹ không có dấu hiệu đau ngực khi mang thai. Mẹ cũng không cần quá lắng, vì các bác sĩ chuyên khoa cho rằng điều này không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai. Có thể mẹ thuộc nhóm phụ nữ mắc bệnh lý thiếu tuyến mô (IGT) hoặc sự giảm sản của ngực. Mẹ đi thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra ngực cụ thể.

Cẩn thận khi mẹ mất cảm giác căng tức ngực

Nếu trong khoảng thời gian tam cá nguyệt đầu tiên, cảm giác căng tức ngực, ngứa da ngực núm thi mất dần màu nâu sậm, kèm theo áo ngực xộc xệch thì có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.

Tức ngực khi mang thai: Dấu hiệu mẹ cần đi khám ngay

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai cần chú ý
Đau nhức và những cảm giác khác lạ thường xuyên xảy ra trong thai kỳ, do đó mẹ khó biết thế nào là bình thường và khi nào phải thông báo với bác sĩ. Trong những trường hợp phức tạp, tùy thuộc vào tình hình cụ thể hoặc tiền sử sức khỏe của mẹ cũng như tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ, một số...

Giảm tức ngực bằng chế độ ăn uống 

Khi mang thai, ngực của mẹ có thể tăng đến 2 cỡ áo (cúp) trong suốt thai kỳ. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng đau tức ngực xuống mức thấp nhất, mẹ nên lực chọ áo ngực vừa vặn. Tránh lực áo ngực có gọng vì chúng có thể gò ép ngực và gây tổn thương các tuyến sữa, đồng thời các đường nối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bạn.

Còn một cách đơn giản giảm tức ngực khi mang thai đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc giảm cholesterol và các chất béo xuống 20% trong các bữa ăn hằng ngày sẽ giúp có hiệu quả hơn trong việc làm giảm chứng tức ngực.

Thực phẩm bà bầu không nên ăn khi bị tức ngực là các loại mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan. Nên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật. Nên chọn các loại thịt nạc, cá và các sản phẩm ít sữa ít béo. Ăn nhiều các loại quả tốt cho tim mạch như cà chua, cà rốt, rau bina… Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Tức ngực khi mang thai kèm theo các triệu chứng khó thở, đau rát ngực hay sốt… là những dấu hiệu mà mẹ cần đi khám ngay để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc