Tường tận từng milimet trong quá trình sinh con đầy cam go

Share this Post:
40 tuần thai

Có một khoảng thời gian trong chuỗi 40 tuần thai có tên gọi là… chờ đợi. Những cuốn sách cũng đã đọc, thông tin về quá trình sinh con cũng đã nắm bắt, phòng sinh gia đình đã đặt lịch trước. Khi mẹ bầu cán mốc 37 tuần, bé cưng có thể chào đời bất kỳ khi nào.

Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai có ngày dự sinh trong khoảng từ 37-42 tuần đều đã xác định tư tưởng nhưng vẫn không có cách nào biết chắc thời điểm nào sẽ chuyển dạ. Chính điều này đã gây ra tâm lý lo lắng cho nhiều mẹ. Lúc nào trao đổi với bác sĩ hoặc một bà mẹ khác sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn.

Tường tận từng milimet trong quá trình sinh con đầy cam go

Chuyển dạ và sinh con chưa bao giờ là dễ dàng

Nếu là lần đầu làm mẹ thậm chí bạn không thể nhận diện chính xác dấu hiệu chuyển dạ. Rất nhiều phụ nữ đã đến bệnh viện và phải trở về nhà. Đó chỉ là các cơn thắt giả mà y khoa gọi là Braxton Hicks. Chỉ đến khi các cơn gò dần trở nên mạnh mẽ hơn, kéo dài hơn và đau hơn thì có thể quá trình chuyển dạ đã thực sự bắt đầu.

Trong giai đoạn đầu của quá trình sinh con, nếu nhà gần bệnh viện, bạn có thể chọn ở nhà vì đây là nơi mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Bệnh viện quá đông đúc, không khí căng thẳng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng sản phụ. Khi cảm thấy cơn đau dồn dập hơn thì lập tức đến bệnh viện. Nhưng cần nhớ rằng mọi việc không phải sẽ luôn luôn đi đúng theo kế hoạch.

Tức là, dù trước đó có thể bạn được chuẩn đoán sẽ sinh thường nhưng rất có thể sẽ phải mổ lấy thai ngay lập tức. Thật tuyệt nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ nhưng dù thế nào vẫn cần linh hoạt trong mọi tình huống.

Và quá trình sinh con của mỗi phụ nữ mỗi khác, mỗi lần mang thai mỗi làn đổi thay. Về cơ bản có 3 giai đoạn chính sẽ diễn ra:

Giai đoạn 1: Chuyển dạ

Bác sĩ của bạn sẽ cho biết chính xác khi nào nên gọi cho họ hoặc đến bệnh viện nơi dự định sinh. Thông thường là khi các cơn co thắt bắt đầu đều đặn, chẳng hạn cứ 8-10 phút và ngày càng rút ngắn thời gian hơn. Các dấu hiệu chuyển dạ khác có thể là vỡ ối, chảy máu, dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc… Hãy nhớ rằng không phải tất cả phụ nữ đều trải qua cùng lúc các triệu chứng này.

Bắt đầu cơn co thắt

Dấu hiệu: Trong giai đoạn này, các cơn co thắt thường kéo dài từ 30 đến 60 giây và cách nhau 20 phút. Hãy cứ để các cơn co thắt tiếp tục ngay cả khi bạn di chuyển xung quanh.

Thời gian kéo dài: 6-8 giờ đối mẹ mang thai lần đầu; 2-5 giờ cho những lần mang thai tiếp theo.

Những gì bạn có thể làm: Bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn như nghỉ ngơi, tắm vòi sen, ăn một bữa ăn nhỏ, đi dạo và thực hành thở chậm.

Co thắt dữ dội

Dấu hiệu: Các cơn co thắt ngày càng dữ dội hơn, kéo dài từ 45 đến 60 giây và cách nhau từ 3-5 phút. Một số chị em cảm thấy khó chịu ở lưng và hông và chuột rút ở chân. Đây là điểm khi nhiều sản phụ yêu cầu gây tê ngoài màng cứng và la hét nhiều hơn.

Thời gian kéo dài: 3-6 giờ đối với người mẹ lần đầu; 1-3 giờ cho lần mang thai tiếp theo.

Những gì bạn có thể làm: Nếu bạn có thể ra khỏi giường, hãy thử đi lên và xuống cầu thang trong vài phút hoặc đi bộ trong phòng sinh. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để sản phụ thực hiện những kỹ thuật thở thư giãn mà các lớp tiền sản đã dạy trước đó.

Chuẩn bị sinh con

Dấu hiệu: Các cơn co thắt ngày càng tăng tốc, từ 60-90 giây, và chúng cách nhau 1-2 phút. Sản phụ có thể cảm thấy áp lực vùng chậu và trực tràng, bàn chân lạnh, và cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa.

Thời gian kéo dài bao lâu: Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng mạnh nhất, thường kéo dài từ 10 phút đến 2 giờ.

Những gì bạn có thể làm: Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi mà làm cho bạn cảm thấy an toàn và thư giãn – nằm trên bãi biển chẳng hạn. Hít thở sâu. Bạn thấy gì? Bạn nghe gì? Nếu bạn đang đau đớn hơn mong đợi, có thể yêu cầu gây tê.

Tường tận từng milimet trong quá trình sinh con đầy cam go

Vượt qua con đau mẹ sẽ chào đón thiên thần

Giai đoạn 2: Sinh con

Điều gì đang xảy ra: Thai nhi đang di chuyển. Các cơn co thắt tiếp tục mạnh, kéo dài trong khoảng 60 giây và cách nhau 3-5 phút. Bạn có thể sẽ cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ để giúp đưa em bé ra ngoài.

Thời gian kéo dài: 1 đến 2 giờ đối với mẹ mang thai lần đầu; 15-30 phút cho lần mang thai kế tiếp.

Những gì bạn có thể làm: Tập trung hết sức lực để đưa em bé ra ngoài. Bác sĩ có thể giúp bằng cách khuyến khích đẩy và nghỉ ngơi giữa các lần đẩy.

Giai đoạn 3: Gặp gỡ

Khi em bé cất tiếng khóc đầu tiên có nghĩa là bạn đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng. Bây giờ là lúc da kề da.

Tường tận từng milimet trong quá trình sinh con đầy cam go

Hé lộ bất ngờ về 24 giờ đầu tiên "bận rộn" của trẻ sơ sinh
Thiên thần nhỏ đã chào đời. Trẻ sơ sinh không chỉ có ăn và ngủ mà 24 giờ đầu tiên đầy "bận rộn" với những lịch trình dày đặc đó nhé!

Quá trình sinh con vốn không đơn giản và dễ dàng như những gì bạn nhìn thấy trên ti vi hay đọc tin tức. Tất cả chỉ góp phần tiếp thêm sức mạnh để bạn có thể gặp gỡ thiên thần thuận lợi hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: