Ứng phó với thay đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai (P.1)

shape

30 Th11

Khanh Elisa Th11 30, 2019

Ứng phó với thay đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai (P.1)

Để tiếp tục giữ vẻ xinh tươi, 11 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn thích nghi với những thay đổi/ chăm sóc cơ thể và cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ.

1/ Cân nặng hợp lý

Với phụ nữ mang thai, tăng cân là chuyện bình thường nhưng nếu tăng quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe (tuần hoàn kém, rạn da, đau lưng…).

Để dễ dàng tự theo dõi và kiểm soát cân nặng, bạn có thể dùng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI) bên dưới để hỗ trợ nhé:

  • BMI thấp (< 19.8) | tổng cân nặng cần tăng thêm từ 12.5 – 18kg
  • BMI trung bình (khoảng 19.8-26) | tổng cân nặng cần tăng thêm từ 11.5 – 16kg
  • BMI cao (> 26) | tổng cân nặng cần tăng thêm từ 7 – 11.5kg

Nếu có bất cứ nghi ngại gì trong thời kỳ mang thai, các mẹ đừng do dự hỏi ý kiến bác sĩ.

2/ Nạp 2.500 kcal mỗi ngày

Cách tốt nhất để bạn tránh việc tăng cân không cần thiết là xem xét cẩn trọng xem mình nên ăn gì khi mang thai.

Trung bình, bạn cần 2.000-2.500 kcal mỗi ngày và chia làm 4 bữa: sáng, trưa, xế, tối.

Nếu không thuộc tuýp thường xuyên vận động, bạn nên điều chỉnh lượng calo nạp ít hơn để tránh tăng cân ngoài ý muốn.

>>Những chất cần có trong bữa ăn:

– Vitamin: Vitamin C (có trong trái cây thuộc họ cam chanh, rau xanh…), vitamin A (cà rốt, cà chua, vv), và vitamin B (sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt).

– Sắt: Bạn cần bổ sung thịt đỏ, cá, đậu lăng, rau bina, v.v

– Acid folic: có trong măng tây, hạnh nhân… giúp chất sắt hoạt động hiệu quả trong cơ thể.

– Canxi: giúp ích cho sự hình thành xương của bé, có trong các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua…

– Uống từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể uống thêm nước ép trái cây, trà thảo mộc, nước có ga…

3/ Ngủ đúng cách

Trong suốt thai kỳ, điều bạn cần là thư giãn và giấc ngủ thật ngon.

Vào buổi tối, bạn nên đi ngủ sớm dù có thể cảm thấy khó ngủ một lúc. Nếu phải làm việc, bạn nên sắp xếp ngủ một giấc ngắn và cho phép bản thân ngủ thật “đã” vào cuối tuần để bù lại.

 >> Ngủ như thế nào

Theo ý kiến chuyên gia, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, một chân duỗi thẳng, chân kia gập lại. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chèn thêm gối nhỏ phía dưới đầu gối để bụng không bị đèn nén.

Ứng phó với thay đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai (P.1)

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ được khuyến khích cho phụ nữ mang thai

4/ Vận động

Các dạng bài tập có thể sử dụng khi mang thai:

  • Đi bộ
  • Thể dục dưới nước
  • Yoga
  • Bơi

Tập thể dục làm tăng cường khớp, cải thiện tuần hoàn máu ở chân, kích thích hô hấp và giúp cơ thể “đối phó” với những thay đổi trong thai kỳ.

Mẹ nên tránh tập những môn nguy hiểm như đạp xe, cưỡi ngựa, trượt tuyết… và chỉ nên tập rất điều độ. Nếu không thường xuyên vận động, bạn nên đi bộ và tập yoga trước và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập bơi hoặc thể dục dưới nước nhé.

5/ Rạn da khi mang thai

Rạn da xuất hiện ở 8/10 phụ nữ khi mang thai do tăng cân nhanh và do tác dụng của hoóc môn.

>> Cách phòng tránh:

Dưỡng ẩm cho da hàng ngày bằng loại kem trị rạn da như Derma Mum hoặc bơ cocoa của Plamers.

Nhẹ nhàng bôi một lớp kem lên bụng và đùi, mát-xa sau khi tắm với nước ấm.

Tránh ánh nắng và không nên chạy nhảy, va chạm mạnh vào bất cứ vật gì khi mang thai vì những hoạt động này khiến rạn da nhiều hơn.

Thanh Phương

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc