Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!

shape

30 Th11

Martin NguyenTh11 30, 2019

Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!

Phần đông các ý kiến đều cho rằng thai phụ và những phụ nữ đang muốn có con thì nên tránh dùng nhiều caffein. Rất nhiều bằng chứng đã được đưa ra nhưng cuối cùng vẫn chưa có một kết luận chung nào về lượng caffein an toàn dành các mẹ bầu. Tuy nhiên, các Tổ chức Y tế khuyên các thai phụ không nên tiêu thụ quá 200 mg caffein mỗi ngày, tương đương với một tách cà phê có dung tích 350 ml.

Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!

Thay vì cà phê nguyên chất, mẹ có thể dùng thử loại đã lọc caffein

1/ Nguy cơ

Nguy cơ sảy thai, sinh non: Theo một nghiên cứu được công bố chính thức vào năm 2008, những thai phụ tiêu thụ từ 200 mg caffein trở lên mỗi ngày sẽ có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần so với những thai phụ không dùng caffein. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đưa ra kết luận này. Một nghiên cứu khác của Đan Mạch cũng đã chỉ ra nguy cơ thai chết lưu ở những thai phụ uống từ 8 tách cà phê trở lên mỗi ngày sẽ cao hơn gấp 2 lần ở những thai phụ không uống cà phê.

Những nghiên cứu khác lại cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ tiêu thụ hơn 500 mg caffein mỗi ngày sẽ có nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn cũng như thường thức giấc hơn so với những trẻ khác.

Một số nghiên khác thì đưa ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ caffein và việc sinh con nhẹ cân. Dù vậy, chưa có nghiên cứu nào kết luận về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ caffein với hàm lượng cao và nguy cơ sinh non hay cao huyết áp và tiền sản giật.

Ảnh hưởng nhịp tim: Có một điều mà hầu hết mọi người đều công nhận và không thể chối cãi được. Đó là cảm giác tim đập nhanh hơn, cảm giác bồn chồn lo lắng, thậm chí có thể khiến bạn mất ngủ khi dùng thức uống có caffein. Vì suy cho cùng, caffein cũng vẫn là chất kích thích. Ngoài ra caffein còn kích thích dạ dày tăng cường tiết dịch a-xít nên sẽ làm cho bạn ợ nóng nhiều hơn.

Ảnh hưởng thai nhi: Bé cưng càng lớn, bạn sẽ cảm nhận được tác động của caffein càng rõ ràng hơn. Bởi vì lúc này khả năng “sàn lọc” caffein của cơ thể đã yếu hơn nên một lượng lớn caffein có thể tồn đọng trong đường máu của bạn. Trong tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể bạn sẽ cần lượng thời gian gấp đôi bình thường để sàn lọc caffein và gần gấp ba lần đối với tam cá nguyệt thứ ba.

Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!

5 thói quen xấu cần tránh khi mang thai
Mang thai quả là một giai đoạn nhiều niềm vui nhưng cũng đầy thử thách khi mà có những việc bạn tưởng chừng vô hại lại có thể ảnh hưởng không tốt đến bé. Cùng điểm xem mẹ có “dính” thói quen xấu nào dưới đây không nhé!

Do đó, trong khoảng thời gian này, caffein rất dễ thông qua nhau thai để tiếp cận thai nhi, trong khi bé chưa thể có bất cứ “phản kháng” nào với caffein. Và điều này cũng tương tự với trẻ sơ sinh. Vì vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo bà mẹ đang cho con bú cần hạn chế tiêu thụ caffein, nhất là trong những tháng đầu đời của bé.

Thiếu sắt:  Những thức uống có chứa hợp chất được gọi là phenol thường làm cho cơ thể chúng ta khó hấp thu dưỡng chất và điều này đối với thai phụ rất quan trọng. Vì khi mang thai, cơ thể bạn thường thiếu sắt và khi bạn uống cà phê hay trà giữa các bữa ăn sẽ làm quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị kém đi.

2/ Thực phẩm chứa caffein

Đương nhiên danh sách này không thể thiếu cà phê rồi. Tuy nhiên hàm lượng caffein trong cà phê rất đa dạng vì nó còn phụ thuộc vào loại hạt, cách rang, cách ủ và lượng cà phê bạn tiêu thụ nữa. Chẳng hạn khi tính trên 30gr cà phê các loại thì loại espressco chứa lượng caffein cao hơn nhưng nếu bạn uống một ly lớn loại cà phê ủ thì có thể lượng caffein bạn hấp thụ vào sẽ nhiều hơn một tách nhỏ espressco.

Để kiểm soát lượng caffein bạn tiêu thụ, bạn cần biết caffein “có mặt” ở đâu như trà, nước ngọt, nướng uống tăng lực, sô cô la và kem và phê. Caffein cũng xuất hiện trong một số sản phẩm thảo dược và một số loại thuốc uống như thuốc đau đầu, cảm và dị ứng. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào, bạn cần đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng và tốt nhất là nên theo chỉ dẫn của bác sỹ.

3/ Mẹo nhỏ dành cho bạn

Mới bắt đầu cắt giảm, bạn có thể sẽ cảm thấy khá “nhạt miệng” và không được thoải mái. Nhiều thai phụ thường thích bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê trong tam cá nguyệt thứ đầu, nhất là trong giai đoạn thai nghén. Vì vậy, nếu khó lòng cưỡng lại cơn “thèm” của mình, bạn có thể cân nhắc chuyển qua sử dụng loại thức uống tương tự nhưng không chứa hoặc có chứa rất ít hàm lượng caffein.

Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!

6 điều phụ nữ hiện đại cần tránh khi mang thai
Bạn chắc hẳn đã nghe nhiều lời khuyên không được làm cái này, nên kiêng cái kia từ những người lớn tuổi trong nhà. Tuy nhiên, còn có những điều khác trong cuộc sống hiện đại mà bạn có thể chưa từng được khuyến cáo. Tham khảo bài viết dưới đây để tích lũy thêm kinh nghiệm cho một thai kỳ khỏe...

Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ của cà phê, việc hạn chế thưởng thức chúng quả là điều không hề dễ dàng chút nào. Bạn có thể hạn chế từ từ vì nếu giảm một lượng lớn ngay lập tức, bạn có thể bị đau đầu, khó chịu và mất tập trung.

Bạn có thể khởi động bằng cách pha trộn loại cà phê bạn thường dùng với loại không chứa caffein rồi giảm dần lượng cà phê xuống. Pha sữa nhiều hơn và giảm lượng cà phê lại cũng là một cách mẹ có thể áp dụng. Khi ở nhà, bạn nên cố gắng rút ngắn thời gian pha cà phê, trà và hạn chế sử dụng các loại thức uống có chứa cồn. Khi pha trà, bạn chỉ nên ngâm túi trà trong một phút thay vì năm phút như bình thường, nhờ đó bạn sẽ giảm được một nửa lượng caffein có trong túi trà.

Một điều nữa bạn cần lưu ý là mặc dù trà thảo dược thường được giới thiệu là không chứa caffein, nhưng để chắc chắn thì bạn nên đọc kỹ thành phần sản phẩm cũng như nên nhờ bác sỹ chuyên môn tư vấn trước khi sử dụng. Một số loại thảo dược và chất phụ gia có thể không an toàn chomẹ và bé đâu đấy!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc