Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!

shape

30 Th11

Cha Mẹ TốtTh11 30, 2019

Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!

Trong thai kỳ, ngoài những tác dụng phụ gây ra bởi hormone nội tiết tố, đôi khi bà bầu cũng gặp phải vài trường hợp cần đến sự hỗ trợ của thuốc men. Đó có thể là cơn cảm cúm, sốt hay tiêu chảy. Nếu đó chỉ là dấu hiệu bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, điều chỉnh một chút thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!

Uống thuốc khi mang thai có thể gây ra những hậu quả khó lường với thai nhi

Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp từ thuốc men, bà bầu nên tư vấn kỹ ý kiến của bác sĩ nếu có ý định uống thuốc khi mang thai. Đừng chỉ đơn giản ra hiệu thuốc, tham khảo loại thuốc an toàn với phụ nữ mang thai và “làm liều”. Hậu quả sẽ không ai lường trước được, đặc biệt khi bà bầu uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu.

Thực tế, các chuyên gia và bác sĩ có một danh sách thuốc xếp theo hệ thống ký tự ABC phân loại độ an toàn của từng loại. Thuốc Afrin hay Tylenol được liệt vào hạng C, tức là hai loại thuốc cực độc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu bị hen suyễn, tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ bắt buộc phải cho bạn dùng một lượng nhỏ thuốc trong danh sách hạng C này để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra, đồng thời không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến thai nhi.

Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!

Hen suyễn khi mang thai
Suyễn là một bệnh ảnh hưởng đến khí quản, nơi mang không khí đến và đi từ những lá phổi. Nếu bị suyễn, khí quản trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích và tổn thương. Điều này làm cho khí quản trở nên hẹp hơn bình thường dẫn đến tăng lượng chất nhầy và...

Vào tháng 6 năm 2015, FDA sẽ công bố một hệ thống phân loại thuốc mới dựa trên 3 đối tượng: Mẹ mang thai, cho con bú và mẹ mong con. Các loại thuốc mới được phân loại rủi ro dựa trên 3 đối tượng này, vì vậy bạn có thể yên tâm khi mua thuốc với thông tin được khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm. Với mẹ bầu, 4 loại thuốc sau bạn nên cảnh giác trong thai kỳ:

1/ Accutane

Là thuốc trị mụn, accutane bị liệt vào danh sách cực độc cho thai nhi. Làn da của bà bầu sẽ thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào hormone nội tiết tố của từng người. Nếu da mặt, da lưng xuất hiện mụn nhiều hơn, bạn không nên tìm kiếm sự trợ giúp từ loại thuốc này. Thay vào đó, ăn uống lành mạnh hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ. Sau khi sinh, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy thôi!

2/ Ibuprofen

Đây là thuốc giảm đau mà nhà nào cũng có một vỉ trong tủ thuốc ở nhà. Giúp giảm đau đầu, đau bụng kinh, ibuprofen không mấy xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, FDA đưa ra khuyến cáo bà bầu không nên uống thuốc này sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Uống ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và thậm chí còn khiến sinh non.

3/ Echinacea

Loại thuốc có nguồn gốc thực vật này được dùng để chống cảm lạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau nửa đầu, thậm chí bệnh răng nướu thông thường. Bà bầu nên hạn chế dùng echinacea, dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định 100% sự nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, không phải là không có bằng chứng chứng minh rằng thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển trí não của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận nếu có ý định uống thuốc cảm khi mang thai.

4/ Pepto Bismol

Thuốc giúp giảm chứng ợ nóng hay trào ngược này tuy có thể giảm bớt sự khó chịu của bà bầu trong thai kỳ, nhưng lại rất nguy hiểm cho thai nhi. Thành phần salicylate trong thuốc có thể gây hại đến thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Để ngăn chặn chứng trào ngược khi mang thai, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hoặc tránh ăn trước khi đi ngủ.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Mang thai 6 tuần, uống thuốc trị cảm có sao không?
  • Khi mang thai có uống thuốc bắc được không nhỉ
  • Thai phụ có được uống thuốc trị cảm lạnh?

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc