Viêm buồng trứng - Thủ phạm âm thầm gây hiếm muộn

shape

01 Th02

Khanh ElisaTh02 01, 2020

Viêm buồng trứng - Thủ phạm âm thầm gây hiếm muộn

Viêm buồng trứng không chỉ là tình trạng viêm nhiễm nói chung ở buồng trứng mà còn là tình trạng viêm ở các tế bào, viêm nang buồng trứng hay các cơ quan xung quanh khu vực này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành mãn tính và gây tắc ống dẫn trứng, gây cản trở lớn khi bạn muốn có con, thậm chí gây vô sinh.

Viêm buồng trứng - Thủ phạm âm thầm gây hiếm muộn

Viêm buồng trứng làm giảm rõ rệt khả năng thụ thai

1. Nhận diện viêm buồng trứng

Khi đã hiểu viêm buồng trứng là gì và nghiêm trọng như thế nào, bạn nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu bệnh. Với căn bệnh này, người bệnh có thể bị viêm buồng trứng phải, viêm buồng trứng trái hoặc cả hai. Mức độ của bệnh và mức độ nghiêm trọng cũng rất khác nhau. Các chuyên gia thường chia viêm buồng trứng thành 2 cấp độ: viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính. Bệnh thường có những dấu hiệu khá “phổ thông” và dễ dàng nhận biết nếu thường xuyên chú ý.

Dấu hiệu viêm buồng trứng cấp tính

Rối loạn kinh nguyệt: Buồng trứng bị viêm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang trứng, khiến nang không thể hấp thu đủ dưỡng chất, làm chậm “ngày đèn đỏ”.

Sốt, mệt mỏi đi kèm đau bụng dưới: Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có tình trạng viêm, nhiễm xảy ra.

Cảm giác sưng nóng và ẩm ướt ở cửa mình: Những viêm nhiễm có thể dẫn đến thay đổi dịch tiết ở âm đạo.

Chán ăn, rối loạn tiêu hóa: Viêm buồng trứng cấp tính có biểu hiện không rõ ràng nên khá khó nắm bắt. Một biểu hiện tưởng chừng không liên quan là chán ăn và rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu viêm buồng trứng mãn tính

Kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt ra nhiều bất thường, máu đen, vón cục lớn đi kèm với cảm giác đau nhức thắt lưng, vùng chậu.

Huyết trắng có màu, mùi bất thường

Sốt cao: đi kèm mệt mỏi thậm chí có thể kèm co giật

Đau bụng dưới: Căng trướng và đau vùng bụng dưới

2. Nguyên nhân gây viêm buồng trứng

Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Khi “cô bé” không sạch sẽ, các loại vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nhiều hơn. Tuy nhiên, vệ sinh quá kỹ cũng không tốt đâu bạn nhé! Theo các chuyên gia sản khoa, những phụ nữ thường xuyên thụt rửa âm đạo sâu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ không có thói quen này.

Bệnh lây qua đường tình dục trong đó, vi khuẩn song cầu lậu là một trong những tác nhân chính.

Từng nạo phá thai: Phụ nữ từng nạo, phá thai không an toàn đứng trước nguy cơ viêm buồng trứng rất cao.

Bị viêm nhiễm phụ khoa: Viêm buồng trứng có thể là hệ quả khi không điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa kịp thời và tận gốc.

Bị quai bị: Một trong những biến chứng hiếm gặp của bệnh quai bị là viêm tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới. Dấu hiệu viêm buồng trứng khi bị quai bị bao gồm những cơn đau âm ỉ hoặc theo từng cơn ở hốc chậu sau khi triệu chứng bệnh quai bị giảm dần.

Viêm buồng trứng - Thủ phạm âm thầm gây hiếm muộn

Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây vô sinh
Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lên tới 90%, trong đó nhóm phụ nữ có kiến thức, có thu nhập chiếm hơn 70%. Không chỉ phổ biến mà tình trạng viêm nhiễm vùng kín còn có thể gây ra các bệnh phụ khoa nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn...

3. Điều trị viêm buồng trứng

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Viêm buồng trứng hiện nay có thể điều trị bằng nội và ngoại khoa. Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ có thể cho điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần.

Nhưng tốt nhất, bạn đừng để đến khi mắc bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hãy áp dụng các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ khả năng sinh sản của mình. Để tránh trở thành “nạn nhân”, đừng quên thực hiện những điều sau, bạn nhé!

– “Yêu” an toàn: Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi, đồng thời cần sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn.

– Thường xuyên vệ sinh “cô bé” sạch sẽ để tránh bị các bệnh phụ khoa.

– Duy trì thói quen khám phụ khoa, ít nhất 1 lần/ năm để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và những căn bệnh không có dấu hiệu rõ ràng như viêm buồng trứng.

– Xây dựng thói quen lành mạnh, ăn uống cân bằng và đa dạng các nhóm chất, hạn chế sử dụng thức uống có cồn, chất kích thích để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc