Viêm đường tiết niệu khi mang thai, nguyên nhân và cách phòng trị
Khi mang thai, do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của thai phụ đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, các mẹ bầu cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.
Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.
Tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu thường cao hơn phụ nữ bình thường
Bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển.
Đây cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Với phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Do triệu chứng khởi phát của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai không rõ ràng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu.
Một số triệu chứng có thể kể đến như:
- Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Đau xương chậu, đau lưng và bụng
- Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén
- Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi
Nhận diện chính xác bệnh viêm đường tiết liệu khi mang thai
Bệnh viêm đường tiết liệu có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào nhưng trong thời kỳ đầu mang thai nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Khoảng 80% người bệnh có biểu hiện viêm đường tiết niệu với các triệu chứng như đau rát, tiểu buốt...
Theo đó, viêm đường tiết niệu chia thành 3 thể khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ.
- Thể nhiễm khuẩn: Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo. Không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện, có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
- Thể viêm bàng quang: Lúc này vi khuẩn đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…
- Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi. nôn ói… Lúc này cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.
Khi có bất kỳ triệu chứng nào như tiểu buốt, đau bàng quang, chị em cần khám bệnh sớm để điều trị kịp thời
Phòng trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu như thế nào?
Cách cách phòng bệnh
Cách tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa viêm đường tiết niệu là thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nín nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận,…
Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Biện pháp điều trị viêm đường tiết nhiệu thai kỳ
Nếu chẳng may mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quan, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi điều trị, cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác.
Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Mẹ nhớ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Nếu chẳng mai bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai, mẹ cần bình tĩnh điều trị theo chỉ định bác sĩ
Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai… Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy thuốc)…Sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn nên làm các xét nghiệm nước tiểu đề phòng bệnh tái phát.
Nhìn chung, viêm đường tiết niệu khi mang thai là căn bệnh khá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu mẹ bầu biết cách đề phòng cẩn thận sẽ không quá nguy hiểm. Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh.
Mẹ bầu nhớ chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện. Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.