Viêm vòi trứng: Cẩn thận không nguy!

Share this Post:
Hiếm muộn

Viêm vòi trứng là bệnh phụ khoa có tác động trực tiếp đến buồng trứng, có thể dẫn đến viêm, tắc buồng trứng, từ đó dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thường xuyên đi khám để được kiểm tra và phát hiện kịp thời, tránh những nguy hại về sau.

Viêm vòi trứng: Cẩn thận không nguy!

Thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện nhanh và sớm nhất những bất thường sức khỏe

Nguyên nhân dẫn đến viêm vòi trứng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm, nhưng phổ biến nhất là những lý do sau:

– “Yêu” không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ trong những ngày “đèn đỏ” có thể làm nhiễm trùng ống dẫn trứng, dẫn đến viêm nhiễm.

– Nạo, phá thai: Không chỉ gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, nạo phá thai không an toàn còn có thể làm tổn thương bộ phận sinh dục, dẫn đến vô sinh.

– Không vệ sinh đúng cách: Vệ sinh “cô bé” không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó gây viêm ống dẫn trứng. Lưu ý: Trong những ngày kinh nguyệt nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, đây là thời điểm vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.

– Tác nhân khác: Viêm ống dẫn trứng có thể là hệ quả trực tiếp của một số tác nhân gây bệnh như: nhiễm liên cầu khuẩn, lậu cầu khuẩn, khuẩn E.coli, trực khuẩn biết hình và phế cầu khuẩn… Viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung nếu không được trị triệt để cũng có thể dẫn đến viêm vòi trứng.

Dấu hiệu nhận biết

Ở giai đoạn đầu, viêm vòi trứng thường có những triệu chứng như: đau bụng dưới trong những ngày bình thường, ra nhiều khí hư, kinh nguyệt bất thường… Một số ít phụ nữ không có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới. Tùy mức độ viêm, cảm giác đau bụng cũng sẽ khác. Ngoài đau bụng, bạn có thể cảm thấy đau lưng. Cơn đau có thể lan đến bàng quang, trực tràng, đi kèm tiểu gấp, són tiểu….

Viêm vòi trứng: Cẩn thận không nguy!

5 điều cần biết trước khi điều trị vô sinh
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay càng có nhiều cặp vợ chồng bị ảnh hưởng bởi vô sinh hiếm muộn. Trung bình, cứ 4 cặp vợ chồng sẽ có 1 cặp gặp vấn đề về khả năng sinh sản

Ngoài ra, nếu cảm thấy những triệu chứng bất thường như: đau khi quan hệ, hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường xuyên mệt mỏi, mất sức…, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra. Đây cũng là những dấu hiệu thường gặp của viêm vòi trứng.

Điều trị và phòng ngừa bệnh thế nào cho hiệu quả?

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị viêm ống dẫn trứng phổ biến nhất. Tùy tình trạng viêm, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp từng người. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn một số phương pháp điều trị vật lý như chiếu nhiệt, tia hồng ngoại, sử dụng bước sóng…

Để phòng ngừa bệnh, bạn nên lưu ý một số điều sau:

– Thường xuyên vệ sinh vùng kín, nhất là trước và sau khi quan hệ. Lưu ý: Lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên “cô bé”.

– Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.

– Nếu bị viêm nhiễm vùng chậu, hoặc những bệnh phụ khoa khác, bạn nên điều trị triệt để. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay, tránh để bệnh tiến triển nặng, khó điều trị.

Viêm vòi trứng: Cẩn thận không nguy!

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa & phương pháp điều trị sai lầm
Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, hãy cẩn thận vì nếu bạn sử dụng sai phương pháp, việc điều trị bệnh sẽ không được hiệu quả.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: