Xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần thiết?
Để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi, nhiều mẹ bầu chọn phương án xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Liệu có phải ai mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm này? Nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn của xét nghiệm ra sao? Mẹ tham khảo thông tin sau nhé!
1/ Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện vào khoảng 3 tháng giữa, giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Edward hay dị tật ống thần kinh. Thông qua cách đo lượng AFpP, β-hCG ,và estriol không liên hợp uE3 trong máu, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác khi tính toán cùng cân nặng, chiều cao của mẹ và độ tuổi của thai nhi. Trong đó:
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh liệu có cần thiết?
-AFP được sản xuất từ túi noãn hoàng, các tế bào gan chưa biệt hóa và đường tiêu hóa của thai.
-β-hCG là một glycoprotein được sản xuất bởi bào thai giai đoạn sớm và sau đó bởi lớp hợp bào lá nuôi của nhau thai.
-uE3 là hormone estriol dạng tự do, được sản xuất từ gan và nhau thai của thai.
Theo khảo sát cho thấy, khoảng 5% bà bầu có mức độ bất thường β-hCG,AFP và uE3 trong máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do tính toán sai độ tuổi thai nhi hoặc thai đôi, cũng có thể là dị tật bẩm sinh.
2/ Lợi ích của sàng lọc trước sinh
-Giúp mẹ bầu trải qua thai kỳ suôn sẻ và sinh con khỏe mạnh.
-Lựa chọn không sinh con nữa khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi
Dị tật thai nhi rất dễ xảy ra nếu mẹ bầu không quan tâm đến chế độ ăn uống trong thai kỳ. Nhất là với 8 món sau đây, bạn nên tuyệt đối tránh xa!
-Lên kế hoạch chăm sóc con bị dị tật tốt nhất khi mẹ bầu có ý định giữ thai.
-Giảm lo lắng về vấn đề sinh con dị tật.
Kết quả của sàng lọc trước sinh đôi khi cũng chỉ là tương đối, bởi không ít trường hợp thai nhi bị chẩn đoán dị tật lại sinh ra hoàn toàn bình thường. Vì vậy, khi nhận kết quả, tốt nhất mẹ bầu đừng nên quá lo lắng. Nghe theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả chính xác hơn.
3/ Nguy cơ và rủi ro của sàng lọc trước sinh
Khi nhận được kết quả thai nhi dương tính với dị tật, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thủ thuật chọc dò màng ối để đưa ra kết luận chính xác nhất. Thủ thuật này ẩn chứa một vài rủi ro mẹ bầu nên tham khảo:
–Sảy thai: Dù tỷ lệ rất thấp, nhưng không có nghĩa nên chủ quan, nhất là với những mẹ bầu chọc ối trước tuần 15 của thai kỳ.
-Chảy máu: Chảy máu sau chọc dò màng ối khá hiếm gặp, nhưng một số huyết cầu thai nhi có thể len lỏi và hệ tuần hoàn của mẹ, gây biến chứng cho mẹ có nhóm máu Rh-.
-Rỉ ối: Tình trạng rỉ ối sau chọc dò có thể dẫn đến tình trạng cạn ối sớm, gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của thai nhi.
-Nhiễm trùng ối: Vi khuẩn từ kim chọc ối chưa được vô trùng kỹ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ối.
– Chuột rút: Một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chuột rút sau khi thực hiện chọc dò ối.
4/ Lưu ý khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm
Với những trường hợp sau, mẹ bầu nhất định nên đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
– Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh.
– Mang thai trên 35 tuổi.
– Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai.
– Bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.
– Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.
– Có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao.
Các mẹ khác có thể tư vấn ý kiến bác sĩ về buổi xét nghiệm này. Giữ tinh thần thoải mái, tích cực, tránh lo lắng để ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Nếu chỉ định chọc dò màng ối, mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn theo lời khuyên của bác sĩ.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.