Xử nhanh chứng trầm cảm khi mang thai
Bầu có tự nhận biết được tình trạng trầm cảm?
Không khó để các mẹ bầu nhận biết được tình trầm cảm xảy ra với chính mình. Những dấu hiệu dưới đây là lời cảnh báo rất rõ ràng về những gì đang xảy ra:
- Không thể tập trung
- Lo lắng
- Cực kỳ dễ bị kích thích
- Khó ngủ
- Cực kỳ mệt mỏi và mệt mỏi kéo dài không dứt
- Luôn muốn ăn hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì
- Có một cảm giác rằng không còn gì vui thú trên đời nữa
- Một cảm giác buồn dai dẳng không dứt
Tình trạng trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tự tử hay làm hại thai nhi
Những điều kiện nào có thể gây ra tình trạng trầm cảm khi mang thai?
Mang thai ngoài dự định là một điều kiện dễ dẫn đến tình trạng muộn phiền không dứt cho mẹ bầu. Bao nhiêu nỗi lo lắng chồng chất về tương lai khiến mẹ ăn không ngon, ngủ không yên và tất nhiên, tâm trạng rất dễ xuống dốc.
Tuy vậy, phần lớn các nhà khoa học cho rằng tình trạng muộn phiền này có sự góp phần rất lớn của các hormone. Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến cho bà bầu thường có tâm trạng thất thường.
Ngoài ra, một số điều kiện ngoại cảnh khác cũng dễ dẫn đến tình trạng bà bầu bị trầm cảm. Đó là:
- Bà bầu đã từng bị trầm cảm trước đây hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm: Các mẹ bầu này có nguy cơ bị mắc chứng phiền muộn hay trầm cảm khi mang thai khá cao.
- Đang trải qua một sự kiện lớn và áp lực với bản thân: Chẳng hạn như chuyển nhà, chẳng hạn như thay đổi công việc hay tình cảm tan vỡ ngay khi đang mang thai.
- Mang thai một mình và không nhận được nhiều sự hỗ trợ: Những mẹ bầu phải sống xa gia đình và anh xã cũng đang ở xa sẽ dễ dàng cảm thấy cô đơn, buồn khổ.
- Ốm nghén nặng: Tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi ốm nghén cũng dễ khiến các mẹ bị ảnh hưởng về mặt tinh thần.
- Mẹ đã từng bị sảy thai trước đó: Nỗi buồn và ám ảnh từ chuyện cũ vẫn ám ảnh mẹ mãi không ngừng.
- Bà bầu đã từng bị lạm dụng: Những thay đổi trong tâm trạng hiện tại có thể chính là tấm gương phản ánh những nỗi đau đớn bầu đã phải trải qua trong quá khứ.
Cẩm nang mang thai: 5 bí quyết giúp bầu vui khỏe
Những tác dụng phụ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu trở nên cáu gắt khó chịu? Đừng bỏ qua cẩm nang mang thai với 5 bí kíp giúp mẹ bầu xua đi cơn stress dai dẳng, mẹ nhé!
Vượt qua chiếc bẫy tinh thần
Trầm cảm trong thai kỳ thường chỉ là vấn đề tạm thời mà thôi. Mẹ có thể bước qua thử thách tinh thần này khi thực hiện các bước như:
- Tự tạo sự thoải mái cho bản thân:Đầu tiên, bạn cần hướng sự chú ý của mình đến những thứ tích cực, như chuẩn bị quần áo, phòng ốc cho con hay nghĩ về con với tất cả hi vọng, tình yêu mà bạn có. Việc bận rộn luôn chân luôn tay sẽ khiến bạn giảm bớt cảm giác lo lắng mông lung.
- Cần chia sẻ ngay với các chuyên gia: Bạn đang ở vào một tình trạng đáng báo động và cần được những người có chuyên môn giúp đỡ. Có thể bạn sẽ cần được uống thuốc, cần được “thiết kế” một chế độ ăn, ngủ, nghỉ khác hẳn trước đây.
- Đừng để bản thân một mình: Vì sự cô đơn là một trong những điều kiện làm cho tình trạng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Khi bạn đang có những ý định tiêu cực mà không thể kiềm chế thì cần có một người ở bên cạnh để giúp bạn tỉnh táo.
- Ăn uống đủ chất: Đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt bát hơn và đầu óc bạn cũng linh mẫn hơn, bạn dễ tìm được sự thư giãn và giấc ngủ ngon hơn.
Mẹo ăn uống giúp mẹ bầu thoát tâm trạng u ám
Sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng có thể giúp mẹ vực dậy tinh thần khi trải qua tình trạng thay đổi tâm trạng thất thường. Để luôn phơi phới, yêu đời dù có "mang nặng" đi chăng nữa, mẹ hãy khám phá các bí quyết từ thực phẩm trong bài viết này nhé!
Tình trạng muộn sầu, trầm cảm có thể dẫn đến việc mẹ bầu sinh non và áp lực máu cao trong phổi của bé. Để tránh những tình trạng xấu có thể xảy ra với tương lai của con, bạn nên nhanh chóng tìm kiếm các phương pháp chữa trị ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về tinh thần. Việc nhanh chóng tìm kiếm phương pháp chữa trị cũng sẽ giúp các mẹ bầu tránh tình trạng muộn sầu kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng sau sinh. Hãy luôn ghi nhớ rằng, việc tìm kiếm sự giúp đỡ không phải là biểu hiện của sự yếu đuối mà chính là một cách thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đưa bản thân ra khỏi tình huống có thể gây hại cho cả bạn và bé yêu.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.