10 nguyên tắc an toàn cần phải nhớ khi trẻ bú bình

Cho trẻ bú bình là việc không hề đơn giản, đòi hỏi mẹ phải tìm hiểu, nắm vững nhiều phương pháp, kiến thức nhằm đảm bảo bé yêu luôn khoẻ mạnh. Vì thế, nếu đang có dự định để con ti bình, mẹ nên chú ý những nguyên tắc an toàn dưới đây.

Share this Post:
Nuôi dạy con

1/ Kiểm tra sữa và dụng cụ cho bú trước khi pha

Để đảm bảo bình sữa và núm ti luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng cẩn thận và ở tình trạng tốt nhất  trước khi cho bé bú, mẹ phải thường xuyên kiểm tra. Đặc biệt là núm ti, nếu phát hiện có bất kì vết rách nào kể cả một vết nứt nhỏ, bạn cũng nên thay thế bằng chiếc mới. Vì trường hợp bé phải tiếp nhận một lượng sữa nhiều hơn bình thường, nguy cơ bé bị sặc sữa sẽ rất cao.

Nếu dùng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa và kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho bé bú. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, hãy lưu ý pha đúng hướng dẫn trên hộp sữa. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho con bú.

10 nguyên tắc an toàn cần phải nhớ khi trẻ bú bình

Mẹ đã biết cách vệ sinh, bảo quản bình sữa cho bé?
Theo các chuyên gia nhi khoa, việc vệ sinh, khử trùng các dụng cụ cho bé bú bình không đúng cách rất dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Thế nên, các vấn đề về tiệt trùng, bảo quản bình sữa như thế nào cho đúng là điều mẹ nên tìm hiểu, khi muốn cho bé sử dụng thường xuyên những vật dùng này.

2/ Kiểm tra nhiệt độ sữa và thao tác dốc ngược bình

Tốt nhất nên cho bé bú một bình sữa mát hoặc có nhiệt độ bằng với nhiệt độ căn phòng. Tuy nhiên, nếu bé cưng thích sữa ấm, bạn cũng có thể ngâm bình sữa trong chén hoặc dưới vòi nước nóng từ 1 đến 2 phút. Đừng dùng lò vi sóng vì có thể làm bé bị bỏng. Lắc đều bình sữa và nhỏ một hoặc hai giọt lên mu bàn tay để thử độ nóng. Lưu ý không thử ở cổ tay vì cổ tay chịu nhiệt tốt hơn mu bàn tay.

Trước khi cho trẻ bú, mẹ nên dốc ngược bình để kiểm tra tốc độ dòng chảy của sữa. Sữa trong bình chảy ra theo tốc độ mỗi giây một giọt, nếu nhanh hơn mẹ nên thay núm vú khác. Với những trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc chưa cứng cáp thích hợp với những núm ti loại nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm.

3/ Tư thế đúng khi cho trẻ bú bình

Hãy đảm bảo tư thế ngồi của mẹ thật thoải mái. Nên dùng khuỷu tay nâng đầu bé cao hơn so với phần còn lại của cơ thể, cầm bình sữa chếch một góc 45 độ so với miệng của bé. Cách làm này giữ cho núm ti luôn đầy sữa và ngăn bé nuốt phải không khí trong khi ăn đồng thời tốt độ dòng sữa cũng không quá nhanh.

Mẹ phải khéo léo giữ đầu bé luôn thẳng, hướng về phía trước. Đừng để bé ngọ nguậy hay nghiêng đầu quá nhiều. Việc nuốt sẽ khó khăn với bé nếu đầu bé trong tình trạng bị nghiêng ngả.

Tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang nằm dù nằm nghiêng hay nằm ngửa vì trẻ có thể bị nuốt vào quá nhiều hơi hoặc bị sặc sữa. Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày.

10 nguyên tắc an toàn cần phải nhớ khi trẻ bú bình

Không nên nhét trực tiếp núm bình vào miệng bé khi bé chưa sẵn sàng.

4/ Cho bé ngậm núm vú cao su đúng cách

Ngậm vú cao su đúng cách sẽ giúp bảo đảm rằng bé yêu bú đủ sữa và không nuốt phải khí thừa cũng như hình thành thói quen tốt khi bú sữa.

Trước tiên, mẹ cần dạy bé cách ngậm núm vú. Hãy chạm và đưa nhẹ núm vú từ phía môi dưới của bé lên phía mũi, điều này sẽ kích thích bé há rộng miệng. Sau đó, đưa núm vú vào trong miệng bé, hướng núm vú về phía vòm miệng của trẻ. Bé cần phải ngậm được toàn bộ phần đầu vú. Tuy nhiên, cần chú ý rằng đừng để bé cảm thấy căng thẳng hay khó chịu, nên nhẹ nhàng đặt núm vú phía trên, chứ không phải dưới lưỡi của bé.

Mẹ cũng phải để ý cách con bạn ti ngay từ những miếng đầu tiên. Nếu thấy bé bắt đầu phải nuốt chửng, hãy dừng cho con ăn. Dòng chảy sữa quá mạnh với nhịp độ bú của trẻ. Vì thế hãy mua một núm ti khác cho bé dù bạn đã lựa chọn rất cẩn thận. Một núm ti tốt là một chiếc phù hợp với bé nhất.

5/ Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình

Hiện nay, trên thị trường, núm vú có rất nhiều kích cỡ khác nhau, mẹ nên chọn loại núm vú phù hợp với tháng tuổi của bé. Thông thường, núm vú đóng vai trò chính trong việc điều tiết lưu lượng sữa mà bé bú được.

Khi cho trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ. Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình.

6/ Luôn theo dõi trong quá trình trẻ bú

Nếu bé đã ăn được một lúc và bắt đầu có dấu hiệu chán, ngậm ti, hãy dừng việc con bú bình lại. Sữa chảy quá nhiều trong khi bé không chịu nuốt sẽ dẫn đến sặc sữa.

Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín rồi mới tiếp tục vì nếu vừa ăn vừa khóc dễ khiến sữa lọt vào đường thở.

Trong lúc trẻ đang bú hoặc đang ngậm thức ăn trong miệng, không nói chuyện hoặc làm cho trẻ cười vì phản ứng của trẻ khi cười, nói sẽ làm thông đường thở trong lúc miệng bé vẫn tiếp tục tiếp nhận sữa. Bố mẹ vì thế không được lơ đãng dù chỉ một phút.

7/ Luôn vỗ ợ hơi cho trẻ

Trong khi bú, bé cần có thời gian nghỉ và có thể cần được vỗ ợ hơi để dễ tiêu hoá. Đặc biệt nếu bạn thấy con đang bú mà trở nên khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ  bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi con nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế trẻ thẳng lưng, áp đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé của bạn vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.

10 nguyên tắc an toàn cần phải nhớ khi trẻ bú bình

Không phải lúc nào bé cũng ợ hơi ngay sau khi bú, vì thế, đừng hốt hoảng khi không thấy bé ợ hơi, mẹ nhé!

Trường hợp con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.  Không nên bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm. Hãy kiểm tra xem lỗ ở trên núm bình có quá to hay không, sữa chảy vào miệng trẻ quá nhiều và quá nhanh cũng có thể gây ra nôn, trớ.

Sau khi vỗ ợ hơi cho trẻ xong, hãy bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, cũng không đung đưa, rung lắc hay đùa giỡn với trẻ. Hãy đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.

8/ Lưu ý phần sữa thừa 

Đừng quên bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong. Với phần sữa công thức đã pha, nếu đã quá 2 tiếng không dùng đến, nên bỏ đi vì lợi ích sức khỏe của trẻ.

9/ Tuyệt đối không ép trẻ

Mẹ nên biết rằng mỗi trẻ có nhu cầu riêng về lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Vì thế, nếu bé không muốn bú thêm, không nên ép vì như thế có thể khiến dạ dày của con quá tải, gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.

10 nguyên tắc an toàn cần phải nhớ khi trẻ bú bình

Sai lầm khi pha trộn sữa mẹ và sữa công thức
Mẹ nghĩ rằng trộn lẫn sữa mẹ và sữa công thức thì bé sẽ nhận được lượng dinh dưỡng dồi dào hơn? Kết quả sẽ khiến mẹ rất thất vọng đấy!

10/ Không để con tự bú sữa một mình 

Tuyệt đối không để trẻ tự cầm bình bú một mình vì các tai nạn nghẹt thở cho sặc sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.  Sau khi cho con bú xong, hãy luôn để ý tới các biểu hiện của trẻ.

Trường hợp không may trẻ đang bú hay ăn bị sặc thì ngay lập tức ngừng việc cho ăn, cho bú và sơ cứu ngay lập tức. Mẹ cần nắm vững các thao tác sơ cứu trẻ sặc sữa.

>> Xem thêm các thảo luận có cùng chủ đề:

  • 3 cách giúp bé ợ hơi dễ dàng
  • Bú bình thế nào là đúng cách

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: