10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 3)

shape

31 Th10

Khanh ElisaTh10 31, 2019

10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 3)

Phá bỏ sự tự giới hạn của trẻ
Trẻ nhỏ thường có những suy nghĩ tự giới hạn mình lại như: “Mình không thông minh gì cả.” hoặc “Mình lười quá.”. Hầu hết những suy nghĩ này xuất phát từ cảm giác của bé rằng mình không thể kiểm soát được kết quả mà các yếu tố bên ngoài mới quyết định sự thành công hay thất bại của những việc mình làm.

Nếu con cảm thấy môn Toán thật khó hiểu còn ba mẹ thì luôn khẳng định môn Toán rất dễ, trẻ sẽ cảm thấy những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang bị phớt lờ, hoặc tệ hơn, trẻ sẽ tin rằng mình quá kém thông minh nên mới không thể giải được những bài tập Toán dễ ợt.

Đây là lúc bạn cần phá bỏ những cách nghĩ tiêu cực làm bé không thể phát huy hết khả năng của mình. Những niềm tin này tồn tại dựa trên những kết quả trong quá khứ, một khi bạn chứng minh được chúng không đúng, những suy nghĩ tiêu cực về năng lực bản thân của bé sẽ biến mất dần.

10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 3)

Khuyến khích con mơ ước cũng là một cách dạy con ngoan

Khuyến khích con mơ ước
Tôn trọng và động viên những mơ ước của con cho dù chúng có vẻ điên rồ như thế nào. Điều quan trọng không phải là con có thể đạt được ước mơ đó hay không mà là trẻ sẽ phấn đấu hết sức mình, vượt qua những giới hạn của bản thân để tiến gần tới giấc mơ. Những giấc mơ của con trẻ có thể thay đổi theo độ tuổi của con nhưng điều đó có hề gì vì mục tiêu của cuộc sống chính là luôn tiến về phía trước.

Động viên con tìm ra những mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống sẽ giúp trẻ sống có định hướng. Nếu con bạn không hề có mơ ước nào cả, điều đó có nghĩa là bé đang tự giới hạn bản thân trong những suy nghĩ tự ti về khả năng của mình. Khuyến khích con dám mơ ước và cùng con xây dựng một lộ trình với các mốc thời gian và những mục tiêu nhỏ hơn cần đạt được tại từng thời điểm.

Hướng dẫn con bằng câu hỏi, không phải câu trả lời
Bảo con phải làm cái này và không được làm cái kia sẽ khơi dậy cảm giác muốn phản kháng tự nhiên ở trẻ. Để con tiếp nhận điều bạn muốn nói, bạn cần để trẻ bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình, sau đó hướng dẫn con tìm ra giải pháp phù hợp. Ba mẹ cần đặt ra những câu hỏi có thể hướng trẻ suy nghĩ về kết quả của sự việc, ví dụ như: “Con nghĩ sẽ thế nào nếu con làm vậy?” hoặc “Con còn cách nào khác nữa không?”

Những câu hỏi mang tính định hướng như vậy cho phép con trẻ tự mình tìm ra lời giải, cho con cơ hội tự mình hoàn thành việc của mình, trong khi vẫn nằm trong những điều tốt đẹp mà ba mẹ mong muốn.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc