12 lý do bé khóc và cách dỗ bé (Phần 1)

shape

01 Th11

Martin NguyenTh11 01, 2019

12 lý do bé khóc và cách dỗ bé (Phần 1)

Sau đây là những lý do phổ biến khiến bé khóc. Nếu con đang khóc lóc và bạn không biết lý do tại sao, thử nghiên cứu những lý do bên dưới nhé:

1. Đói bụng
Đây là điều đầu tiên bạn có thể nghĩ tới khi bé khóc. Học cách nhận biết những dấu hiệu bé đói sẽ giúp bạn bắt đầu cho bé ăn trước khi bé khóc. Đối với trẻ sơ sinh, có những dấu hiệu như sau: hét lớn, mở miệng như đang muốn ăn thứ gì đó, bé phản xạ quay đầu về phía tay bạn khi bạn chạm vào má bé hoặc cho tay vào miệng.

2. Làm dơ tã
Một số bé sẽ cho bạn biết ngay khi bé cần được thay tã. Những bé khác có thể im lặng mang tã dơ một lúc. Cho dù bé phản ứng thế nào thì việc này cũng rất dễ kiểm tra và thay mới tã cho bé.

3. Bé cần ngủ
Khi mệt bé có thể ngủ một cách đơn giản, ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, hay đó chỉ là suy nghĩ của bạn? Trên thực tế, việc ngủ khó khăn đối với bé hơn bạn nghĩ. Thay vì gục đầu ngủ, các bé có thể cáu kỉnh và khóc, đặc biệt khi bé thật sự mệt mỏi.

4. Muốn được ôm
Trẻ nhỏ cần được ôm ấp nhiều. Bé thích thấy gương mặt của ba mẹ, nghe giọng của ba mẹ và nghe nhịp tim đập của ba mẹ, thậm chí có thể là khám phá mùi cơ thể của ba mẹ. Khóc là cách để bé yêu cầu được ôm ấp gần gũi.

Bạn có thể thắc mắc là ôm bé quá nhiều có thể sẽ khiến bé hư, nhưng bạn cứ yên tâm là trong những tháng đầu đời thì điều đó là không thể. Để tay bạn được thoải mái, bạn có thể thử đeo bé đằng trước ngực bằng địu.

12 lý do bé khóc và cách dỗ bé (Phần 1)

Bé khóc ngoài đói còn có thể là trẻ đã mắc bệnh rồi các mẹ nhé

5. Bụng gặp vấn đề (đầy hơi, đau bụng…)

Gặp vấn đề về bụng như đầy hơi hoặc đau bụng có thể khiến bé khóc rất nhiều. Trên thực tế, đau bụng không chỉ là trạng thái khó lý giải mà nó còn có thể khiến bé khóc liên tục 3 tiếng một ngày, tối thiểu 3 ngày 1 tuần, tối thiểu 3 tuần liên tục.

Nếu bé thường cáu kỉnh và khóc ngay sau khi được cho ăn, bé có thể đang bị đau bụng. Nhiều ba mẹ thường tự ý cho bé uống thuốc chống đầy hơi hoặc đau bụng được chiết xuất từ thảo mộc và sodium carbonate, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng một trong hai cách này.

Thậm chí nếu bé không bị đau bụng và không bao giờ cáu kỉnh sau khi ăn, bụng đầy hơi cũng có thể khiến bé khó chịu cho tới khi bé đẩy hết khí hơi ra ngoài. Nếu bạn nghi ngờ bé bị đầy hơi, thử những cách đơn giản sau để giúp bé như vỗ vào lưng bé, nắm hai bàn chân của bé và di chuyển chân bé như tư thế đạp xe.

Nên tìm hiểu những nguyên nhân khác có thể khiến bé đau bụng như chứng trào ngược, đau dạ dày, dị ứng sữa, không dung nạp lactose, táo bón và tắc đường ruột.

6. Bé cần ợ hơi
Ợ hơi không phải là điều bắt buộc, nhưng nếu bé khóc sau khi được mẹ cho ăn thì ợ hơi có thể là điều bé đang cần.

Bé đã nuốt không khí khi bú ti mẹ hoặc bú bình và nếu không khí không thoát ra được, nó có thể khiến bé khó chịu. Một số bé rất khó chịu khi có không khí trong bụng, trong khi những bé khác trông có vẻ như không ợ hơi hoặc không cần ợ hơi chút nào cả.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc