12 "tâm sự mỏng" trẻ sơ sinh luôn cố gắng trao đổi với mẹ

Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh luôn cố gắng trao đổi thông tin với mẹ thông qua biểu hiện hằng ngày như khóc, dụi mắt, tè dầm... Dù chưa bật thành lời nói được nhưng bé vẫn muốn mẹ biết rằng "con đói rồi, con muốn đi ngủ hay con muốn mẹ chơi cùng".

Share this Post:
Nuôi dạy con

Có bao nhiêu bà mẹ đang cố gắng hiểu những gì trẻ sơ sinh muốn nói hay đơn giản mẹ chỉ đoán già đoán non hoặc tạm bỏ qua chuyện trẻ quan tâm điều gì mà chỉ dựa vào chủ quan cá nhân.

Lần đầu tiên làm mẹ, việc giải thích ngôn ngữ cơ thể bé có thể là điều rất khó khăn. Vài tháng đầu tiên sau khi sinh, phương tiện giao tiếp duy nhất của trẻ là khóc. Lớn thêm chút nữa, ngôn ngữ cơ thể có nhiều cách thức biểu đạt hơn bao gồm cử động tay, chân và nụ cười toe toét.

Đừng vội đánh đồng suy nghĩ của bạn và của trẻ, dành chút thời gian tìm hiểu những gì nhỏ nhất mẹ sẽ hiểu bé cưng thực sự muốn gì.

Giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn “hai chúng ta” chỉ có thể giao tiếp với nhau qua tiếng khóc .

“Mẹ ơi con đói rồi”

Bé đói, bé khóc, đương nhiên vì chỉ có khóc mẹ mới biết. Lúc này tiếng khóc to, rõ ràng, lặp lại nhiều lần. Đôi khi bé dừng lại để hít thở thêm rồi khóc tiếp và chỉ dừng lại khi được ăn.

Mẹ nên kiểm tra thời gian cho con ăn trước đó. Nếu bé đã bú được 2-3 tiếng thì cần cho bé bú mẹ hoặc bú bình tiếp. Nếu con mới ăn chưa lâu, mẹ kiểm tra lại lượng sữa vừa cho ăn để bổ sung.

12 "tâm sự mỏng" trẻ sơ sinh luôn cố gắng trao đổi với mẹ

Đưa tay dụi mắt có thể là trẻ đã mệt và muốn đi ngủ

“Đã đến lúc đi ngủ rồi”

Khi có cảm giác mệt mỏi, buồng ngủ, tiếng khóc của trẻ biến thành tiếng rên rỉ. Có thể bé sẽ sử dụng tay để trà sát lên mặt, dụi mắt… Khi con khóc, mẹ nên chuẩn bị điều kiện để con có thể ngủ ngoan như tạo không gian yên tĩnh, ấm áp bằng cách tắt tivi, nhạc, bật đèn ngủ và vỗ nhẹ lưng để ru ngủ.

“Bỉm ướt quá mẹ ơi”

Đang ngủ ngon hoặc chơi đùa bỗng dưng khóc đột ngột. Chắc chắn có gì đó khiến bé cảm thấy không thoải mái. Tiếng khóc dạng khẩn cấp, mạch lạc và ngắn sau đó dừng lại một vào giây, tiếp theo là thở nhanh và tiếng khóc khác. Mẹ nên kiểm tra bỉm của con. Nếu bỉm không ướt, mẹ hãy tiếp tục kiểm tra cả người con để tìm ra vấn đề.

Giai đoạn từ 3-6 tháng

Lúc này, bé đã bắt đầu biết lật và sắp bước vào giai đoạn ăn dặm, có nhiều biểu hiện thú vị để nhắc nhở mẹ.

“Không muốn ăn đâu mẹ”

Với trẻ ăn dặm sớm và có biểu hiện mỉm cười, đẩy chén đồ ăn trước mắt đi xa hoặc quay mặt đi chắc chắn trẻ không muốn ăn nữa, chỉ muốn chơi thôi. Đừng ép trẻ thêm nữa, mẹ có thể chơi cùng bé sau đó cho ăn thêm.

“Con muốn đồ chơi đó”

Tiếng ồn phát ra từ cũi của bé yêu, khuôn mặt trẻ căng thẳng, tay cố với lấy món đồ chơi yêu thích chứng tỏ mẹ đã mua đúng ý bé rồi. Tiếp tục phát huy trong lần tới mẹ nhé!

“Mẹ ơi, con ốm”

Nếu cơ bé không khỏe sẽ có những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt hằng ngày. Vặn mình khi ngủ, bứt rứt khó chịu trong việc bú sữa. Mẹ quan sát kỹ hơn để thông báo kịp thời cho bác sĩ.

12 "tâm sự mỏng" trẻ sơ sinh luôn cố gắng trao đổi với mẹ

Mẹo hay giúp nhận biết bé bị ốm
Tuy bé không biết nói và mẹ cũng chẳng phải là một bác sĩ, chỉ cần lướt qua các dấu hiệu dưới đây là đủ để biết ngay con khỏe yếu ra sao

Giai đoạn từ 6-9 tháng

Đây là thời điểm mẹ dễ dàng bị “mê mệt” bởi những hành động dễ thương của bé nhất. Và cũng chính lúc này, bé sẽ thể hiện sự phản đối rõ ràng.

Muốn sở hữu

Đôi lúc bé sẽ khóc để giành lấy đồ chơi nhưng không phải vì tức giận mà chỉ muốn chắc chắn chúng là của mình. Mẹ đừng lo lắng.

Khám phá mọi thứ

Bé muốn khám phá mọi thứ xung quanh theo cách riêng của mình. Bé muốn đồ chơi mới có gì đặc biệt vì vậy sẽ tự mình kiểm tra tất cả cho tới khi hiểu được theo cách riêng của mình.

12 "tâm sự mỏng" trẻ sơ sinh luôn cố gắng trao đổi với mẹ

Không đứa trẻ nào muốn nằm hay chơi một mình

Cần bố mẹ chơi cùng

Bé ghét phải bị bỏ lại một mình tự chơi. Bé sẵn sàng đưa đồ chơi cho người lạ mặt như một cách để mời họ tham gia chơi cùng bé. Đừng để bé tự chơi một mình nhen mẹ!

Giai đoạn 9-12 tháng tuổi

Lúc này bé đã bắt đầu độc lập hơn về suy nghĩ, có quan điểm cá nhân riêng.

Muốn tự làm mọi việc

Khi bé cố gắng mở ngăn kéo hoặc cất đồ chơi vào giỏ tức là bé đang cố hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập, mẹ hoàn toàn không cần hỗ trợ.

Khuôn mặt thất vọng thường xuyên xuất hiện

Bé chưa quen với việc đối mặt với sự thất bại hoặc thất vọng vì mọi việc không đi theo quỹ đạo mong muốn. Lúc này khuôn mặt chuyển sang trạng thái thất vọng hay khó chịu theo cách ném đồ chơi là bình thường.

Con muốn mẹ thôi

Tuy rất “dữ dằn” với mẹ nhưng bé hoàn toàn không thích thú với người lạ, cảm thấy sợ sệt và chỉ muốn bố mẹ ở bên.

Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh hãy quan sát hành động cụ thể của bé và đáp ứng bằng hành động cụ thể của mẹ. Nếu mẹ đoán bé chán, hãy chơi cùng bé, nếu bé buồn ngủ hãy vỗ về để bé yên giấc….

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: