15 cách giúp bé phát triển những hành vi tích cực (p.1)

shape

01 Th11

Martin NguyenTh11 01, 2019

15 cách giúp bé phát triển những hành vi tích cực (p.1)

1. Bé là bản sao của bạn

Ba mẹ chính là “người mẫu” sống động của bé, bé sẽ quan sát, để ý cách bạn ứng xử hàng ngày và bắt chước theo. Vì vậy bạn nên dùng chính hành vi của mình để giáo dục bé. Nếu bạn muốn bé nói “cảm ơn hoặc xin lỗi”, bạn nên thử làm những điều này trước. Nếu bạn muốn bé không nói to tiếng, bạn cũng nên nhẹ nhàng với bé hơn.

>>> Xem thêm: Dạy con ngoan biết cám ơn và xin lỗi

2. Nói với bé cảm nhận của bạn

Nói thật cho bé biết hành vi của bé vừa làm đã khiến bạn cảm thấy như thế nào vì điều này sẽ giúp bé hiểu được cảm xúc của bạn và dần hình thành trong bé sự đồng cảm. Trước ba tuổi, bé có thể biểu hiện sự đồng cảm thật sự của mình. Vì vậy, bạn nên nói với bé “Mẹ không hài lòng về hành động vừa rồi của con, con làm mẹ không vui, Mẹ không thể nghe điện thoại được vì con làm ồn quá. …”. Bạn nên bắt đầu câu nói của mình bằng “mẹ, ba…” vì điều này sẽ giúp bé hiểu được đây là suy nghĩ, quan điểm của bạn về hành vi của bé.

3. Động viên, khuyến khích bé

Điều này có nghĩa là khi bé làm được việc gì đó khiến bạn vui, hài lòng, bạn nên dành cho bé những lời khen, lời động viên tích cực. Một câu nói đơn giản như “Giỏi lắm! Con có thể tự cầm bình uống nước được rồi.” sẽ có tác động tích cực đến bé hơn là đợi đến khi bé làm vung vãi nước ra đầy sàn nhà khiến bạn khó chịu và la mắng bé. Nói 6 câu khen bé trước khi 1 câu phê bình được nói ra. Tỉ lệ 6-1 này sẽ giúp mọi thứ cân bằng hơn. Bạn nên nhớ rằng, với trẻ nhỏ khi có hai sự lựa chọn “hoặc không quan tâm hoặc sẽ chú ý đến những việc chưa tốt”, bé sẽ chọn những điều tiêu cực.

>>> Xem thêm: Dạy con ngoan: Bạn chọn khen ngợi hay động viên

4. Luôn thân mật và gần gũi với con

Quỳ gối hay ngồi xổm xuống bên con là một hành động mạnh mẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với bé hơn. Gần gũi bên con sẽ giúp bạn có thể hiểu được cảm nhận hay suy nghĩ của con cũng như bé sẽ tập trung hơn vào những gì bạn đang nói hay hỏi bé mà bạn không cần bé phải nhìn vào bạn để nói hay trả lời.

15 cách giúp bé phát triển những hành vi tích cực (p.1)

Những hành vi hàng ngày của bạn sẽ tác động đến suy nghĩ cũng như hành vi của bé.

5. “ Mẹ/Ba đang nghe con nói nè!”

Lắng nghe một cách tích cực những gì bé chia sẻ là cách tốt nhất bạn có thể giúp bé đối mặt với cảm xúc của chính mình. Con trẻ sẽ cảm thấy rất bức bối nếu bé không thể nói ra cảm xúc của mình. Khi bạn lắng nghe và đưa ra ý kiến của mình về những gì bé chia sẻ, bạn đã góp phần xoa dịu sự căng thẳng, lo buồn trong bé vào lúc đó cũng như những cơn nổi giận tiềm ẩn. Hơn nữa, việc lắng nghe này cho bé cảm thấy mình được tôn trọng và an ủi.

6. Nhớ giữ lời hứa với bé

Một khi đã hứa với bé điều gì, bạn cần thực hiện lời hứa đó dù nó tốt hay không tốt vì như vậy bé mới tin và tôn trọng bạn. Khi bạn bảo trẻ nhặt hết đồ chơi bỏ vào giỏ rồi chúng ta sẽ đi chơi thì khi bé đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bé xứng đáng được đi chơi với bạn phải không nào? Hay khi bạn yêu cầu bé không chạy lung tung nữa và nếu không nghe thì bạn sẽ đi về, lúc này bạn hãy sẵn sàng bước ra ngoài cửa ngay nhé. Bạn không nên làm bộ, giả đò với bé vì bạn càng thực tế, điều bạn nói sẽ càng hiệu quả đối với bé. Dần dần bé sẽ quen với cách bạn nói, dự đoán được điều gì sẽ xảy ra, biết mình nên làm gì và bé cảm thấy an toàn với cảm giác này.

7. Hạn chế “mỡ treo miệng mèo”

Mắt kính của bạn trông rất đáng yêu và bé tò mò muốn nghịch nó bởi vì trẻ con sẽ khó lòng nhớ được đồ vật hay sự vật nếu bé không được cảm nhận nó bằng các giác quan của mình. Vì vậy, bạn nên để xa hay khuất mắt bé những vật mà bạn không muốn bé chạm vào vì trẻ con thường rất tò mò, táy máy và chúng hoàn toàn vô tội!

8. Chiến tranh hay hòa bình là ở bạn

Trước khi bạn can thiệp vào những việc bé đang làm, nhất là khi bạn sẽ nói “không được” hay “dừng lại ngay”, bạn nên tự hỏi liệu nó có đáng để bạn phải lên tiếng hay không. Càng ít yêu cầu, than phiền và những phản hồi tiêu cực, càng ít dịp để bạn la mắng con và cảm thấy buồn bực. Luật lệ, quy định là rất quan trọng và bạn chỉ nên thực thi nó khi thật sự cần thiết.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc