15 cách giúp bé phát triển những hành vi tích cực ( p.2)
9. Kỷ luật và kỷ luật
Ai cũng muốn người khác chiều ý mình và trẻ con lại càng muốn như vậy. Thông thường, khi thấy con năn nỉ, mè nheo muốn cái gì, các bậc cha mẹ thường thỏa hiệp chiều ý con để bé luôn vui vẻ, không khóc lóc nữa. Và cứ như vậy, chính họ đang tập hư cho con mình. Khi bạn nói “không” thì có nghĩa là “không” chứ không phải là “có thể”. Một khi bạn nói “không” rồi vì thương con bạn lại tạm chấp nhận thỏa hiệp với bé thì bạn hãy yên tâm rằng những lần sau “level” của bé sẽ được nâng cấp vì bé đã nắm được yếu điểm của bạn.
>>> Xem thêm: Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả
10. Sức mạnh của sự đơn giản và dễ hiểu
Khi bạn có thể đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu là bạn đã giúp con mình hiểu được bạn muốn gì ở bé và bé nên làm gì. Bạn nên dùng câu khẳng định để nói chuyện với bé vì nó sẽ giúp bé tư duy thẳng vào việc bạn nói và bé có thể phản hồi lại một cách chính xác. Thay vì nói “Con đừng để cửa mở nhé”, bạn nên chuyển thành “Con nhớ đóng cửa nhé”.
11. “Trách nhiệm và hậu quả”
Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn nên tập cho bé tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên cho bé cơ hội để trải nghiệm hậu quả của những gì bé làm chứ không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải đóng vai “người xấu”. Chẳng hạn như sau vài lần nhắc nhở, nếu bé vẫn quên mang theo hộp cơm bạn đã chuẩn bị sẵn cho bé để ăn trưa, bạn có thể thử để cho bé tự cảm nhận cơn đói của mình. Nhịn ăn một bữa sẽ không có gì là quá to tát để bạn phải quá lo lắng. Chính cảm giác đói bụng sẽ nhắc nhở bé những lần sau nhớ mang theo hộp cơm mẹ làm cho mình.
Thật ra cha mẹ nào mà không thương con nhưng vì quá thương nên cha mẹ thường dành làm hết mọi việc cho con và như vậy, chúng ta đã vô tình “đóng cửa” với các cơ hội mà con có thể học cách để tự lập. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho con biết hậu quả của những hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Những lúc này, bạn cần chắc chắn rằng mình đã giải thích cặn kẽ về những hậu quả có thể xảy ra và bé hiểu những gì bạn nói, đồng thời cam kết sẽ không vi phạm.
>>> Xem thêm: Dạy con tự lập như cách của người Nhật
12. Chỉ nói một lần rồi cho qua
Bé sẽ thật đáng thương nếu cứ phải nghe đi nghe lại những gì bạn nói trong khi bé chưa đủ lớn để có thể hiểu hết hàm ý bạn muốn gửi gắm trong đó là gì. Cằn nhằn và chỉ trích không hề có tác dụng tốt đối với bé mà chỉ làm cho bạn thêm chán ngán. Còn bé sẽ tự hỏi tại sao bạn lại thất vọng đến vậy và có khuynh hướng tránh né bạn. Nếu bạn muốn cho bé cơ hội “hợp tác” cuối cùng, bạn nên nhắc nhở bé về hậu quả của việc “bất hợp tác” rồi sau đó bắt đầu đếm từ 1 đến 3, hết giờ và cuối cùng là “hậu quả”.
13. Mình thật là quan trọng!
Cho bé thấy bé được tôn trọng và quan trọng như thế nào trong gia đình. Người lớn hay trẻ con đều thích cảm giác này nhất là khi mình làm được việc gì đó cho gia đình. Bắt đầu bằng việc giới thiệu những vật dụng đơn giản trong nhà hay những việc bé có thể làm được rồi tập cho bé làm để bé thấy được vai trò của mình trong nhà. Từ đó bé thấy được tầm quan trọng và tự hào về bản thân mình. Được làm việc phù hợp với sức mình rồi được động viên, khen thưởng sẽ giúp bé không ngừng cố gắng để làm tốt hơn nữa. Thông qua những việc nhỏ trong nhà, bạn đã giúp bé cảm thấy mình cần sống có trách nhiệm và xây dựng lòng tự trọng cho bé.
14. Sẵn sàng đón đầu thử thách
Những lúc bạn vừa trông con vừa làm một số việc bạn cần sẽ có khá nhiều rủi ro có thể xảy ra. Nếu bạn lường trước được những tình huống có thể xảy ra, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì cho bé. Cho bé 5 phút để chuẩn bị trước khi bạn muốn bé thay đổi những gì bé đang làm. Sau đó, nói cho bé hiểu tại sao bạn cần bé làm như vậy và cuối cùng là bé sẽ được trang bị những gì bạn mong đợi.
15. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Hài hước và vui vẻ là cách sẽ giúp bạn xua tan đi những căng thẳng, muộn phiền cũng như xung đột. Trẻ con sẽ rất dễ bị tổn thương hoặc khóc khi cha mẹ trêu chọc chúng. Những lúc này, bạn thử giả làm con quái thú hay giả tiếng con vật một cách hài hước có thể sẽ làm cho bé tươi tỉnh trở lại.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.