20 từ trẻ 2 tuổi cần phải nói được

shape

12 Th04

Martin NguyenTh04 12, 2020

20 từ trẻ 2 tuổi cần phải nói được

Viện nghiên cứu Trẻ em của Đại học Bryn Mawr, Pennysylvania, Mỹ vừa đưa ra khuyến cáo trẻ 2 tuổi phải nói được ít nhất 25 từ khác nhau và biết cách sử dụng chúng thuần thục.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra, trong quá trình nuôi dạy con, 25 từ này có thể được coi như những viên gạch đặt nền móng cho sự phát triển vố từ và ngôn ngữ nói của bé. 25 là con số tối thiểu mà các bé chậm nói phải dùng được, còn với trẻ bình thường phải biết được từ 75 đến 225 từ.

Mẹ/ Má

Đây là một trong những từ đầu tiên mẹ mường tượng là ngay khi bé chưa biết nói. Và việc bé 1 tuổi nói rõ ràng, rành mạch “Mẹ, mẹ” là đương nhiên.

Bố / Ba

Cùng với Mẹ – Bố chính là cụm từ song hành thích hợp nhất. Bố mẹ chính là người bên con nhiều nhất. Thỉnh thoảng có thể bé có thể nhầm Ba và Bà. Không sao cả, thêm 1 từ, thêm một nhận diện người thân, thêm một niềm vui.

20 từ trẻ 2 tuổi cần phải nói được

Ở độ tuổi lên 2, ngôn ngữ của bé phát triển rất nhanh bằng cách bắt chước ba mẹ

Sữa

Khi bé bập bẹ nói từ Sữa có thể nhiều mẹ không hiểu. Nhưng ở độ tuổi lên 2, khi đói, bé có thể nói rất rõ: ” Mẹ ơi, sữa”. Sauu này, trẻ sẽ học được cách dùng tư đúng và thêm vào câu dài phức tạp hơn.

Em bé

Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng “em bé” chính là một trong những từ vựng cơ bản nhất trong vốn từ của trẻ mầm non. Và cũng ở độ tuổi này, trẻ thường có xu hướng quan tâm đến trẻ sơ sinh nhiều hơn.

Nước

Nước với người lớn đơn thuần là một cụm từ có ý nghĩa rõ ràng. Khi sử dụng từ đơn có nghĩa là muốn uống nước. Nhưng với trẻ con thì từ này bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau như muốn uống nước, nước bị đổ… Lúc này, sự phát triển ngôn ngữ của bé đi cùng những từ đơn giản. 

Xin chào

Mẹ có thể dạy bé chào hỏi lễ phép từ khi 1 tuổi nhưng hiếm khi bé nói đầy đủ cụm từ “Xin chào”. Có thể từ này hơi khó phát âm nhưng bé 2 tuổi có thể học từ này bằng cách nhìn và lắng nghe mẹ thường xuyên. Đừng quên làm gương sáng cho con mẹ nhé!

Tạm biệt

Nhiều mẹ thườn dạy con ngắn gọn hơn bằng cách sử dụng từ tiếng Anh thông dụng “Bye”. Tuy nhiên, nếu dùng tiếng Việt chẳng phải lịch sự hơn sao. Kèm theo đó là cử chỉ vẫy tay còn đáng yêu hơn nữa. Nói tạm biệt là một dấu mốc phát triển mà trẻ cần phải đạt được khi bước sang tuổi thứ 2.

Dạ/ Có/ Vâng

Dạy bé sử dụng những từ này đúng tình huống, có nghĩa là trong ý thức về bản thân, bé đã “trưởng thành” hơn. Bé biết khi nào người lớn gọi, khi nào là câu hỏi cần câu trả lời.

Không

Dạy con khi nào nói “Không” cũng quan trọng như cách nói “Có”. Không ở đây không phải lúc nào cũng mang nghĩa tiêu cực đâu bố mẹ nhé!

Con chó

Nếu nhà có nuôi thú cưng là chó hoặc khu dân cư hàng xóm có nuôi thì đây sẽ từ cửa miệng khi bé nhìn thất vật nuôi này.

Con mèo

“Mèo” cũng là một từ dễ mà rất nhiều trẻ dùng được. Và nếu nhà có nuôi mèo thì lại càng dễ dàng hơn cho trẻ để học từ này.

Quả bóng

Quả bóng là thứ chắc chắn vô cùng quen thuộc với mọi đứa trẻ. Đến lúc 2 tuổi, trẻ sẽ nhận diện được món đồ chơi này và gọi tên được nó.

Mũi

Cha mẹ hoặc ông bà có thể dạy bé các bộ phận trên cơ thể. Mũi là để ngửi. Đơn giản vật thôi. Thâm chí, trên lớp mẫu giáo còn có bài hát “Cái Mũi” rất đáng yêu. Dạy bé học thông qua bài hát là cách đơn giản nhất.

Mắt

Trong khoảng từ 2-3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể. Lúc trẻ 2 tuổi thì nên biết cách chỉ và gọi tên mắt của mình.

Quả chuối

Nghe chừng tưởng quả chuối là từ khá khó nhưng thực tế trẻ 2 tuổi sẽ có thể nói xin bố mẹ một số loại đồ ăn và các nhà nghiên cứu cho biết chuối là một trong số đó. 

Ô tô

Đây là một từ đơn giản mà hầu hết trẻ nhỏ đều biết, đặc biệt là các bé trai. Sở thích của các bạn nam là ô tô mà. Đây cũng là từ dễ phát âm.

Cảm ơn

“Cảm ơn” là một từ trong đối thoại mà trẻ học được từ bố mẹ. Nếu trẻ không nói được từ này, bố mẹ hãy nói nó nhiều hơn. Trẻ làm những gì bố mẹ làm.

Tắm

Đây là từ chỉ hoạt động diễn ra hàng ngày nên chắc chắn những trẻ 2 tuổi đều phải quen thuộc với từ này. 

Ban đầu có thể trẻ sẽ gọi bất cứ cái gì đội trên đầu, ví dụ như kể cả nón, là mũ nhưng dẫn dần, trẻ sẽ học được cách phân biệt và gọi tên đúng.

Hết rồi

Đến lúc bé được 2 tuổi, bạn sẽ thấy rằng bé có thể nhận thức được sự vắng mặt của các vật xung quanh hay tình trạng hết đi của thứ gì đó. Ví dụ thường gặp nhất đấy chính là khi bé uống hết sữa hay ăn hết cháo, bé sẽ nói “Hết rồi.”

Tiến sĩ Leslie (Giám đốc Viện nghiên cứu Trẻ em của Đại học Bryn Mawr) nói rằng nếu trẻ 2 tuổi không dùng hết tất cả 25 từ này, cũng không nhất thiết có nghĩa là bạn phải lo lắng. Một vài trẻ bị chậm nói nhưng sẽ bắt kịp các bạn khi được 4 hoặc 5 tuổi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc