3 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian không hề khó. Mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm hay lá hẹ, những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà để giúp bé sớm chào tạm biết tình trạng đờm đọng nhiều trong cổ họng này.

Share this Post:
Nuôi dạy con

80% các trường hợp trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi bị đờm không liên quan đến cảm cúm hay cảm lạnh. Với những trường hợp này, thuốc không phải là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên tìm hiểu những cách đơn giản sau đây để giúp bé loại bỏ đờm dễ dàng.

Trẻ sơ sinh có đờm trong khoang mũi, họng khá phổ biến. Phần lớn các trường hợp không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị đờm sẽ gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Mẹ nên tìm hiểu lý do trẻ bị đờm cũng như cách trị đờm cho trẻ hiệu quả tại nhà.

Trẻ sơ sinh bị đờm: Vì đâu nên nỗi?

Không “đóng vai ác” như trong suy nghĩ của nhiều người, thực tế đờm chính là chất nhầy được cơ thể sản sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Khi việc sản sinh và loại bỏ chất nhầy mất cân bằng, làm lượng chất nhầy bị ứ đọng quá nhiều sẽ tạo thành đờm.

3 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Ho kèm theo đờm nhiều có thể là lời cảnh báo trẻ đang bị bệnh

Trong thời gian 1 năm đầu sau khi sinh, khả năng loại bỏ chất nhầy ở trẻ còn kém nên các bé thường có đờm trong khoang mũi, họng. Chất nhầy tích tụ càng nhiều sẽ làm trẻ càng khó hít thở, thở khò khè hoặc tạo thành phản xạ ho, tống đờm ra ngoài cơ thể.

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thường không liên quan đến cảm lạnh hay cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên loại trừ những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, hoặc lây nhiễm bệnh từ người xung quanh.

Hút mũi cho bé – Đơn giản mà hiệu quả

Không giống người lớn có thể chủ động “tống” đờm bằng cách hỉ mũi hay khạc nhổ, trẻ sơ sinh phải cần tới sự hỗ trợ của mẹ và bộ dụng cụ hút mũi.

Hút mũi là việc không mấy dễ chịu. Mẹ hãy hiểu cho bé và đừng la mắng, quát nạt mỗi khi bé không chịu hút mũi. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng và thực hiện từng bước sau đây để việc hút mũi đạt hiệu quả cao nhất.

  • Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.
  • Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.

Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách trị đờm bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh, nhất là các bệnh hô hấp. Hơn nữa, mùi hương của tinh dầu cũng rửa sạch bầu không khí trong phòng cũng như đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhày và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

3 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Sử dụng dầu tràm đúng cách sẽ giúp giảm bớt triệu chứng bệnh liên quan đến hô hấp

Mẹ có thể dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé. Một cách khác là bạn có thể nhỏ tinh dầu vào khăn hoặc yếm của bé. Tuy nhiên, lưu ý không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ, nhất là tinh dầu cô đặc.

3 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

4 điều cần nhớ khi dùng dầu tràm cho bé
Việc dùng dầu tràm cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ phổ biến đến mức mùi dầu tràm được mệnh danh là "mùi của các mẹ bỉm sữa". Nhưng liệu mẹ đã biết được những tác dụng phụ có thể xảy ra đối với bé cưng khi sử dụng dầu tràm không đúng cách?

Sử dụng lá hẹ trị đờm cho trẻ sơ sinh

Đông Y sử dụng hẹ trong nhiều bài thuốc trị ho, đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo như:

  • Hẹ chưng đường phèn – Bài thuốc trị ho có đờm do nhiễm lạnh

Cách làm rất đơn giản. Mẹ lấy 5-7 lá hẹ đã rửa sạch, cắt ngắn, trộn thêm 1 muỗng đường phèn. Sau đó hấp cách thủy 15 phút, chắt lấy nước. Cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ. Uống khoảng 3-5 ngày.

  • Trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực

Một nắm lá hẹ, 10-20 gr hạt chanh, 15 gr hoa đu đủ đực đã rửa sạch, sau đó giã nát. Trộn đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút. Cho trẻ uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

3 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Trẻ sơ sinh ho có đờm, mẹ phải làm sao?
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ bị các vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, vào những lúc thời tiết thay đổi thất thường, trẻ có nguy cơ thường bị ho, sổ mũi, thậm chí ho từng cơn, ho có đờm... Nếu trường hợp thấy trẻ sơ sinh ho có đờm mẹ cần xử lý ngay cho trẻ kẻo để càng lâu sẽ...

Trẻ sơ sinh bị đờm sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu kèm những cơn ho dai dẳng, kéo dài không dứt. Nắm vững những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ đờm trong khoang mũi, họng của bé, làm con dễ chịu hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: