4 lý do "ngã ngửa" giải thích vì sao bé thích mẹ cưng nựng

Không phải tự nhiên mà bé thích mẹ cưng nựng, âu yếu mỗi khi khóc mè nheo, làm biếng hay đơn giản là chỉ muốn được yêu thương. Tất cả đều có lý do đó!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trẻ nhỏ thường có xu hướng thân và thương với bất kỳ thành viên nào trong gia đình có thời gian bên bé nhiều hơn. Bé thích mẹ vậy thì chắc chắn mẹ là người chăm sóc và chơi cùng bé nhiều nhất. Đúng nhưng chưa đủ, còn có những nguyên nhân nho nhỏ khác trong quá trình nuôi dạy con nữa.

Thích được mẹ an ủi

Suốt 40 tuần tai con lớn lên trong tử cung của mẹ. Sợi dây yêu thương cũng từ đó mà hình thành một cách bền chắc. Đó cũng là lý do bé có mối liên hệ đặc biệt với mẹ.

Các nhà khoa học cũng chứng minh hơi thở và nhịp tim của mẹ cũng gần với con hơn. Nếu áp dụng thai giáo từ những tháng đầu thai kỳ thì ngay cả giọng nói của mẹ cũng quen thuộc với bé cưng. Vị trí của mẹ trong con là không thể thay thế. Vì vậy, khi có bất kỳ vấn đề gì khiến bé cảm thấy bất an, trẻ luôn cần mẹ ở bên vỗ về an ủi.

4 lý do "ngã ngửa" giải thích vì sao bé thích mẹ cưng nựng

Con trẻ nào mà không mến mẹ, quý ba!

Tìm kiếm cảm giác an toàn

Ngay từ sau khi sinh, con trẻ đã bắt đầu biết sợ hãi. Bé sợ đói, sợ bóng tôi, sợ bóng tối, sợ tiếng ồn hay môi trường lạ…Càng lớn, bé cảm nhận rõ những nguy hiểm thường nhật. Và khi đối mặt với những nỗi sợ ấy, bé cần mẹ ở bên như một sự bảo chứng an toàn.

Lúc này, bé mong được ép mình trong vòng tay mẹ để bớt sợ hãi, vì vậy, đừng ngần ngại ôm con vào lòng để mang lại cảm giác bình yên cho bé.

Luôn mong được mẹ chú ý

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, ai cũng đều thích được quan tâm. Nếu nhà có thêm em bé, mẹ ít dành thời gian cho anh/chị hai hơn, bé dễ tủi thân, nghĩ rằng mình bị lãng quên và cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách khóc, đòi bế và giơ tay muốn ôm mẹ.

Cân bằng hơn và dành cho bé nhiều thời gian nhất để trẻ không cảm thấy cô đơn trong chính gia đình mình mẹ nhé!

Lâu lâu làm biếng

Ngoài yếu tố tâm lý, nhiều em bé lười đi bộ và muốn được mẹ bế ẵm. Trong trường hợp này, bạn nên từ chối bế con để con có thể đi bộ và vận động nhiều hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: