5 chiêu xoa dịu cơn cáu giận của bé

shape

31 Th12

Martin NguyenTh12 31, 2019

5 chiêu xoa dịu cơn cáu giận của bé

Vừa mới thôi, khi cả gia đình đang trong nhà hàng vui vẻ thưởng thức bữa tối, một phút sau bé đã thút thít, rên rỉ và sau đó thì gào khóc khản cổ chỉ vì lý do hết sức ngớ ngẩn: ống hút bị cong hay món đồ ăn yêu thích của bé có bỏ thêm 1 vị lạ. Đừng lo lắng, bởi những khoảnh khắc như thế đặc biệt phổ biến ở trẻ từ 1-3 tuổi.

Nếu bạn lo lắng điều này sẽ khiến con trở nên hung dữ, hoặc cáu bẳn hơn những đứa bé đồng trang lứa khác thì bạn đang quá nghiêm trọng vấn đề, vì đơn giản là đứa trẻ nào cũng sẽ có lúc phản ứng gay gắt với một tình huống như vậy. Và ở tuổi này, trẻ nổi cáu thường không phải vì muốn người khác làm theo ý mình. Thay vào đó, bé nổi giận để phản ứng lại sự bực mình.

5 chiêu xoa dịu cơn cáu giận của bé

Để ít phải đối mặt với cơn cáu giận của bé – đó là những cảm xúc tiêu cực, mẹ cần dạy cho bé cách kiểm soát hành vi

Theo Claire B.Kopp – Giáo sư ngành Tâm lý học của Đại học California’s Claremont Graduate University (Mỹ), những vấn đề tâm lý này là do kĩ năng ngôn ngữ chưa ổn định của bé. Những đứa bé ở độ tuổi này đã bắt đầu hiểu nhiều hơn những từ chúng nghe thấy, nhưng khả năng tự diễn tả bằng ngôn ngữ thì còn quá hạn chế. Khi không thể nói ra mình cảm thấy như thế nào hay mình muốn gì, bé sẽ rất dễ cáu giận.

Nên làm gì để xoa dịu cơn giận của bé?

1/ Không được mất bình tĩnh       

Trong những lúc tức giận, bé có thể la khóc, hay giẫy đành đạch trên sàn nhà, đôi khi ném mọi thứ lung tung hoặc đánh đấm vô định, thậm chí nín thở cho đến khi tái người lại. Ở tình huống khó giải quyết này, bạn cứ yên tâm rằng những hành động của bé là hoàn toàn bình thường.

Khi con bạn trong cơn cáu giận, bé sẽ không nghe giải thích, thậm chí còn có thể phản ứng tiêu cực khi bạn la hét hay đánh mắng trẻ. Một bà mẹ chia sẻ: “Tôi nhận ra rằng, tôi càng cố la mắng thì thằng bé càng bướng bỉnh, cáu bẳn hơn”. Ví dụ này để bạn hiểu rằng, việc bạn cũng nổi cáu với con đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại. Thay vào đó, hãy làm một việc đơn giản là ngồi xuống cạnh con khi chúng nổi cáu.

Ở lại với con trong cơn cáu giận là một ý hay. Cơn bão cảm xúc con đang trải qua có thể làm con rất sợ và con sẽ an tâm khi biết có bạn đang ở bên. Một số chuyên gia khuyên nên bế con lên và ôm con nếu có thể vì nhờ đó con sẽ thấy mình được an ủi. Nếu bạn đã cảm thấy quá nản, lời khuyên cho bạn là nên ra khỏi phòng và đợi vài phút để bình tĩnh rồi hãy quay trở lại sau vài phút bởi vì chỉ khi tâm trạng bạn ổn định, bạn mới có thể giúp bé bình tĩnh.

2/ Hãy nhớ rằng bạn là người lớn

Cho dù bé giận lâu cỡ nào, bạn cũng không nên nhượng bộ và chìu theo những yêu cầu không hợp lý của bé. Đặc biệt là nhượng bộ bé trước mặt đông người. Không nên lo lắng mọi người nghĩ gì, bởi ai làm cha mẹ cũng đều trải qua tình huống này. Chỉ cần bạn nhượng bộ một lần, bé sẽ nghĩ rằng chỉ cần “ăn vạ”, bé sẽ có mọi thứ mình muốn và tạo môi trường cho các vấn đề về hành vi ứng xử trong tương lai.

Ngoài ra, bé đã rất sợ hãi vì mất kiểm soát, điều bé không hề muốn là thấy bạn cũng bị mất kiểm soát.

Nếu cơn cáu giận của bé lên đến mức đánh mọi người, ném đồ đạc lung tung, hay không ngừng la hét thì hãy đưa bé đến nơi an toàn, như phòng ngủ của bé chẳng hạn, nói cho bé biết rằng tại sao bé lại ở đây và bạn sẽ ở đó đến khi bé bình tĩnh lại. Trường hợp đang ở nơi công cộng, thì hãy đưa con rời đi cho đến khi con bình tĩnh trở lại.

5 chiêu xoa dịu cơn cáu giận của bé

Rửa mũi cho bé: Mẹ sai, con gặp nguy
Rửa mũi cho bé có thể loại bỏ những dị vật, chất nhờn giúp bé thở dễ dàng hơn. Nhưng nếu làm không đúng cách, nguy cơ xuất huyết não, hỏng niêm mạc mũi cũng có thể xảy đến với bé cưng của bạn

3/ Nói chuyện về hành vi của bé khi bé bình tĩnh lại

Khi “cơn bão” giận dỗi  đã qua, hãy ôm bé thật nhanh vào lòng, nói rằng bạn yêu bé và cùng bé trò chuyện về những gì vừa xảy ra. Cố gắng sử dụng từ ngữ đơn giản, nêu rõ sự giận dữ của bé và giúp bé giãi bày tình cảm bằng lời nói, với những câu như: “Con giận bởi vì món ăn không đúng như ý con muốn?”,… để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói rõ ràng là tốt hơn.

Nếu như con bạn ngồi xuống và bắt đầu kể cho bạn nghe tất cả những gì vừa xảy ra, bạn cần có một hành động yêu thương nào đó để bù đắp hoặc khen thưởng bé.

Cuối cùng hãy cười và nói với bé rằng: “Mẹ xin lỗi đã không nhận ra điều đó, nhưng nếu con không khóc ầm lên, mẹ đã có thể biết được con muốn gì rồi.”

4/ Hạn chế các tình huống khiến bé dễ nổi cáu

Nếu bạn chú ý đến những tình huống dễ làm con nổi giận và sắp xếp kế hoạch hợp lý, mọi chuyện sẽ rất dễ giải quyết. Chẳng hạn, bé thường cáu gắt khi đói, bạn nên mang theo chút đồ ăn nhẹ bên người. Hay nếu bé gặp vấn đề về việc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, bạn nên báo cho con trước khi thay đổi. Thông báo cho bé biết khi bạn chuẩn bị rời khỏi khu vui chơi hoặc chuẩn bị ăn tối, chẳng hạn: “Chúng ta sẽ ăn khi con và bố đọc xong truyện nha”. Bạn nên cho con cơ hội thích ứng hơn là phản ứng.

Con bạn đang dần trở nên tự lập hơn, vì thế hãy cho bé lựa chọn hay quyết định bất cứ khi nào có thể. Không ai thích cả ngày bị chỉ đạo phải làm cái này, cái kia cả. Bạn có thể nói: “Con thích ăn bắp hay cà rốt?” thay vì nói: “Con ăn bắp đi!” sẽ khiến bé có cảm giác mình bị kiểm soát.

Bạn cũng tránh nói “Không” với bé thường xuyên vì việc này vô tình tạo áp lực không cần thiết lên cả hai mẹ con. Nên thoải mái và lựa chọn phương án thích hợp vì thật ra việc nán lại khu vui chơi thêm vài phút cũng chẳng phá hỏng lịch trình cả ngày của bạn.

5 chiêu xoa dịu cơn cáu giận của bé

Bật mí 26 tuyệt chiêu giúp con ngon giấc
Sợ con không ngủ đủ giấc là một trong những lo lắng thường thấy của những người lần đầu làm mẹ, đặc biệt là những khi con quấy khóc nhưng vẫn không chịu đi ngủ. Đừng bỏ qua 26 tuyệt chiêu giúp bé ngon giấc sau đây nhé!

Mặc dù việc bé cáu kỉnh mỗi ngày vẫn được các mẹ xem như phản ứng bình thường trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn cũng nên chú ý một chút tới những vấn đề như: Những xáo trộn đang xảy ra trong gia đình, bé đang bước vào một thời kỳ khủng hoảng, căng thẳng giữa bố mẹ?… Tất cả những chuyện đó đều hoàn toàn có thể khiến bé thường xuyên cáu kỉnh.

Nếu sau 30 tháng tuổi, bé vẫn nổi cơn giận dữ hằng ngày, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bé dưới 30 tháng tuổi, phẫn nộ 3-4 lần/ngày và có thái độ không hợp tác trong bất kỳ việc gì, như mặc quần áo hay nhặt đồ chơi, mẹ cũng có thể cần sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. Bác sĩ có thể chắc chắn bé không có vấn đề nào nghiêm trọng về thể chất hay tâm lý, đồng thời gợi ý cho mẹ cách giải quyết các cơn cáu giận của bé.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trao đổi  với bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu nín thở khi cáu giận. Bởi đã có các bằng chứng cho thấy rằng hành vi này liên qua đến tình trạng thiếu sắt.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Làm gì khi bé có tính nóng giận?
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh: 12 điều cần tránh

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc