5 điều mẹ vẫn chưa biết về trẻ sơ sinh

Không giống người trưởng thành, trẻ sơ sinh có rất nhiều đặc điểm riêng biệt của lứa tuổi này. Nếu không được chuẩn bị từ trước, có thể các bố mẹ sẽ hoảng hốt trước những dấu hiệu lạ lùng nhưng lại hoàn toàn bình thường ở bé

Share this Post:
Nuôi dạy con

5 điều mẹ vẫn chưa biết về trẻ sơ sinh

Theo dõi trẻ sơ sinh, không khó để mẹ nhận ra ở bé rất nhiều điểm khác lạ so với người lớn

Khi một em bé sơ sinh ra đời, các ông bố bà mẹ dường như đổ toàn bộ tâm tư và sự quan tâm của mình lên bé. Đó là lý do vì sao chỉ một biểu hiện bất thường nhỏ ở trẻ sơ sinh cũng khiến người lớn hoảng hốt. Thế nhưng, tìm hiểu rõ về bé sơ sinh, mẹ sẽ thấy rằng bé có rất nhiều điều khác biệt với các trẻ lớn hay người trưởng thành. Tất cả các bé sơ sinh đều “sở hữu” 5 đặc điểm kỳ lạ dưới đây:

Trẻ sơ sinh có những lúc ngừng thở

Việc một bé sơ sinh đôi khi bị ngừng thở là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, chỉ cần thấy ngực bé không nhấp nhô trong vòng 5 đến 10 giây là đủ để các bậc cha mẹ phát hoảng lên. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, việc thỉnh thoảng bé dừng nhịp hô hấp không đáng ngại. Điều quan trọng nhất mà mẹ cần đếm số nhịp thở của bé. Trung bình, mỗi phút trẻ sơ sinh thở khoảng 50 đến 50 nhịp trong một phút. Đối với các bé lớn hơn, nhịp thở sẽ là khoảng từ 30 đến 40 nhịp thở.

Bé nếm bằng… amidan

Tuy rằng số lượng tế bào vị giác của trẻ sơ sinh không khác gì với người trưởng thành và các bé lớn, các tế bào cảm nhận vị giác lại phân bố rải rác ở những vị trí xa xôi hơn vùng lưỡi rất nhiều. Chẳng hạn như mặt trong của họng và amidan của bé đều có chứa các tế bào vị giác. Bé có thể nhận biết các vị như vị chua, ngọt, đắng nhưng chưa thể cảm nhận vị mặn cho đến tận khi được 5 tháng. Khi các bé bắt đầu ăn dặm, bé có thể sẽ thích các khẩu vị mẹ thường ăn khi mang thai và khi bắt đầu cho con bú.

5 điều mẹ vẫn chưa biết về trẻ sơ sinh

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước
Vị giác của bé bắt đầu phát triển rất sớm, ngay cả khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Sau khi được sinh ra, vị giác dần dần phát triển cùng sự tò mò thiên bẩm sẽ giúp bé khám phá thế giới rộng lớn xung quanh, đồng thời giúp phân biệt được món ăn hay hương vị nào thích hay không thích.

Bé khóc không có nước mắt

Vào tuần thứ 2, 3 bé bắt đầu khóc. Nhưng những giọt nước mắt thực sự chỉ xuất hiện khi bé được 1 tháng tuổi. Buổi chiều và tối là lúc bé thường hay quấy khóc nhất. Hiếm có hành động nào của bố mẹ có thể xoa dịu bé vào lúc này. Đỉnh cao của giai đoạn quấy khóc thường ở vào tuần thứ 6 đến 8. Khi bé qua 3 tháng tuổi thì tình trạng quấy khóc sẽ giảm rõ rệt.

Các nhóc thích quay đầu sang bên phải

Trẻ sơ sinh thường có khuynh hướng quay đầu sang bên phải khi bé nằm. Chỉ có khoảng 15% bé sơ sinh nằm quay đầu theo hướng ngược lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình dáng đầu của bé. Trong những ngày đầu, mẹ nên lưu ý nghiêng đầu bé đều hai bên để tránh bị méo đầu.

Bé có nhiều loại tế bào não đặc biệt

Dù kích thước bộ não sẽ gia tăng liên tục trong những năm đầu đời, các bé sơ sinh đã có sẵn những tế bào não làm nhiệm vụ dẫn truyền các thông điệp thần kinh. Khi trưởng thành, các liên kết thần kinh này bị “cắt giảm” theo một cách nào đó, làm cho bé suy nghĩ tập trung hơn, nhưng bù lại, khả năng sáng tạo lại kém đi.

5 điều mẹ vẫn chưa biết về trẻ sơ sinh

Bất ngờ 4 yếu tố làm tăng trí thông minh của bé
Di truyền và dinh dưỡng là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là 2 yếu tố duy nhất. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tuổi tác, cách nuôi dạy con hoặc thời điểm đi mẫu giáo cũng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của bé

Phân biệt giữa bình thường và bất thường

Ngoài những điều trên, ở các bé sơ sinh còn rất nhiều điều không giống với trẻ lớn hay người trưởng thành. Bạn sẽ nhận thấy rằng cơ thể bé có mùi thơm đặc biệt của sữa khiến mẹ muốn hít hà mãi không thôi. Phân bé không có mùi hôi khó chịu trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Các bé sơ sinh cũng có nhiều cứt trâu trên đỉnh đầu. Đây toàn là những điều kỳ lạ, chẳng giống chút nào với người trưởng thành, thế nhưng bé yêu vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và cứ thế lớn lên. Nếu bạn nhận thấy những điều trên thì có thể hoàn toàn yên tâm vì cùng với thời gian, những biểu hiện này sẽ biến mất. Nhưng hãy lưu ý trước những biểu hiện dưới đây, mẹ nhé:

  • Bé ngưng thở trên 10 giây
  • Bé không đi tiểu
  • Không đi ngoài trong vòng 48 giờ
  • Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C hoặc dưới 36,5 độ C
  • Thở nhanh trên 60 nhịp 1 phút
  • Lõm ở hõm sườn khi hít thở
  • Thở rít, khò khè
  • Rốn có mùi, chảy nước hay chảy máu
  • Quấy khóc không giảm ngay cả khi đã thực hiện các biện pháp xoa dịu bé như bế ẵm, quấn khăn.
  • Bé thường xuyên buồn ngủ đến mức không đủ tỉnh táo để bú mẹ.
  • Các dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Tiêu chảy, ho, sốt, mắt đóng ghèn, chảy mủ tai…
  • Bé không thèm bú mẹ hay lực mút sữa rất yếu
  • Bé bị nôn nhiều, đặc biệt là khi dịch nôn có màu xanh hoặc vàng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: