5 lưu ý khi vệ sinh cho bé

Việc chăm sóc cho em bé mới sinh sẽ trở nên phức tạp khi bạn không biết bắt đầu từ đâu và nên làm như thế nào. Ngược lại, duy trì các bước chăm sóc đúng cách cho đến khi chúng trở thành một thói quen, bạn sẽ hoàn thành một cách thật nhanh gọn và đảm bảo bé yêu sẽ luôn vui, khỏe

Share this Post:
Nuôi dạy con

Chăm sóc phần mặt và đầu
Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu từ đôi mắt. Nhúng ướt một miếng bông y tế trong nước ấm, nhẹ nhàng lau từ khóe mắt ra đuôi mắt. Sau khi xong một bên mắt, bạn lấy một miếng bông khác và lặp lại thao tác với bên còn lại.

Tiếp đến, vệ sinh phần tai của bé. Dùng một miếng bông gòn nhúng nước ấm lau kẽ trên và phần ngoài vành tai của bé. Tiếp đến, sử dụng bông làm sạch mặt trong của vành tai. Lưu ý, không đưa tăm bông vào lỗ tai bởi có thể gây nhiễm trùng, trầy xước trong tai.

Đối với phần đầu, sau khi gội đầu bằng dung dịch tắm gội em bé, bạn cần dùng khăn bông mềm để lau khô da đầu.

Vệ sinh vùng miệng
Bạn nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Kết hợp với việc rơ lưỡi, mẹ sẽ làm sạch cả vùng lợi và mặt trong má của bé. Chỉ cần sử dụng nước ấm và một miếng gạc mềm nếu bé không bị tưa lưỡi hay bất kỳ vấn đề răng miệng nào khác. Nếu bé đã mọc răng, bạn cũng cần lau mặt trước và sau của răng.

Từ 12 tháng tuổi, mẹ nên sử dụng bàn chải răng mềm để làm sạch răng cho bé 2 lần mỗi ngày.

5 lưu ý khi vệ sinh cho bé

Loại bàn chải xỏ ngón dùng để làm sạch răng miệng cho trẻ sơ sinh

Cắt móng tay
Móng tay của bé rất sắc và mọc rất nhanh nên mẹ cần chú ý cắt ngắn bất kỳ khi nào thấy cần thiết. Sử dụng một chiếc kéo cắt móng tay hoặc bấm móng tay cỡ nhỏ sẽ giúp bạn thao tác dễ dàng hơn. Khi bé thức, nên nhờ thêm một người giữchân hoặc tay bé. Hoặc bạn cũng có thể cắt móng tay cho con khi bé đang ngủ.

5 lưu ý khi vệ sinh cho bé

Cắt móng tay cho bé: Chuyện nhỏ!
Không chỉ riêng mọi người trong nhà như ông, bà hay ba, ngay cả mẹ cũng luôn cảm thấy lo lắng và hồi hộp mỗi khi được giao nhiệm vụ cắt móng tay cho bé. Dù mẹ có cẩn thận đến đâu, chỉ một chút chuyển động nhẹ từ tay bé cũng có thể làm mẹ run tay và khiến da bé bị trầy xước và chảy máu. Đây không...

Chăm sóc rốn
Nếu cuống rốn chưa rụng, bạn cần đảm bảo cuống rốn bé khô hoàn toàn sau khi tắm. Để giúp rốn nhanh khô và rụng, bạn không nên bao rốn của bé bằng băng rốn hay kéo cao phần tã che khuất rốn. Tránh chạm vào phần gốc cuống rốn. Nếu phần này bị dịch chuyển nhiều sẽ gây chảy máu.

5 lưu ý khi vệ sinh cho bé

Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Bạn có biết sau bao lâu bé sẽ rụng rốn, lưu ý để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách và nhận biết những dấu hiệu của nhiễm trùng rốn.

Vệ sinh vùng kín
Bạn luôn lau từ trước ra sau và dùng lực nhẹ nhàng đối với phần này. Bộ phận sinh dục của bé gái có thể tiết ra một chút dịch trông như lòng trắng trứng và điều này hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, để tránh hăm tã gây khó chịu cho bé, bạn nên hạn chế thời gian mặc tã càng nhiều càng tốt.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: