6 kỹ năng trẻ cần được trang bị
Làm giúp trẻ mọi thứ không phải là cách dạy con tốt nhất. Thay vì vậy, mẹ nên khuyến khích bé tự hoàn thành việc của mình
1/ Kiểm soát bản thân
Bạn có bao giờ nhận thấy con bạn dịu xuống khi bạn mang chúng đến một nơi yên tĩnh hoặc sử dụng từ ngữ giúp thể hiện những gì mà chúng đang cảm thấy?
Với một trẻ mẫu giáo, thế giới có thể là một nơi hỗn loạn với quá nhiều thứ gây phân tâm và các thông tin. Vì vậy, học cách chú ý, làm theo các quy định và suy nghĩ linh hoạt sẽ giúp bé tương tác tốt hơn với giáo viên và bạn bè. Những trò chơi đòi hỏi sự chú ý, giải đố và các trò chơi cần phải nhớ luật chơi có thể giúp bé phát triển tốt khả năng này.
2/ Hòa đồng
Trẻ cần học cách làm thế nào để chia sẻ và cách sử dụng từ ngữ nếu chúng muốn phát triển tình bạn tốt đẹp. Chúng cũng cần phải đoán được những người khác đang nghĩ gì và cảm thấy như thế nào cũng như khả năng nhìn mọi việc từ góc nhìn của người khác.
Chơi theo nhóm giúp phát triển các kỹ năng xã hội khi trẻ học cách tương tác với những trẻ khác. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con chơi các trò đòi hỏi sự chia sẻ và chơi theo lượt, với thật nhiều lời khen khi trẻ làm đúng.
Khuyến khích phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi
Từ 3 tháng tuổi, bé đã biết sử dụng tiếng nói để thủ thỉ, hay hóng chuyện khi người lớn nói chuyện với nhau, cười ré lên khi mẹ chọc bé,...
3/ Tự tin
Thay vì làm mọi thứ cho con, bạn nên để bé học cách chủ động khi đối mặt vấn đề. Tự tin vào khả năng của mình cũng như chính bản thân mình là một kỹ năng xã hội cần thiết.
Thiết lập nội quy rõ ràng trong nhà cùng với những hệ quả tích cực hoặc tiêu cực tương ứng cũng rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là trẻ biết rõ những hệ quả sẽ xảy ra và cảm thấy an toàn. Khi cảm thấy an toàn, chúng sẽ tự tin hơn khi thử các hoạt động mới và khám phá khả năng của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách lắng nghe con khi bé muốn cho bạn biết điều gì đó. Việc bạn không để ý có thể làm cho trẻ cảm thấy mình không quan trọng và không có giá trị.
Khuyến khích trẻ đứng trước mặt mọi người và biểu diễn, có thể cho trẻ hát một bài hát, nói về một bức tranh mà chúng đã vẽ hay đọc một bài thơ mà chúng thích. Những cách này giúp con hình thành và phát triển sự tự tin của mình.
4/ Sự phục hồi
Sự phục hồi là khả năng ‘khởi động lại’ từ những thời gian khó khăn, thất bại, và những thách thức khác. Những đứa trẻ sẵn sàng đối mặt với thách thức thay vì né tránh sẽ giỏi giang hơn ở trường và trong cuộc sống.
Dạy con về sự phục hồi có nghĩa là chúng sẽ thử nghiệm mọi thứ. Chúng hiểu rằng mặc dù học những điều mới có thể dẫn đến những trở ngại nhưng chúng có thể vượt qua những trở ngại này. Chúng có sự tự tin để lấy lại tinh thần và thử lại. Một điều cũng quan trọng nữa là mẹ nên giữ một thái độ tích cực và tìm ra điều tốt đẹp trong mọi tình huống, ngay cả những tình huống tiêu cực nhất.
Dạy con sống tích cực: Hổ hay Cá heo?
Trái ngược hẳn với các bà mẹ Hổ, các kỹ năng của một bà mẹ Cá heo sẽ giúp hình thành tính cách lạc quan, tích cực ở trẻ nhỏ.
Mẹ nên cho bé thử những điều mới mẻ mà bạn nghĩ có thể quá khó đối với bé, chẳng hạn như leo trèo trong sân chơi hoặc mở hộp hay vật chứa. Cho trẻ cơ hội để hoàn thành những hoạt động này mà không nhảy vào giúp đỡ, sau đó khen những nỗ lực của con.
Dạy trẻ thử các loại thức ăn khác nhau, nghe các loại nhạc khác nhau và cho chúng tiếp xúc với các nền văn hóa, các nhóm xã hội và các sở thích khác nhau. Những trẻ linh hoạt sẽ điều chỉnh tốt hơn khi tình huống thay đổi.
5/ Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ là khả năng nói, đọc và viết, giao tiếp là kỹ năng để thể hiện bản thân một cách có hiệu quả và hiểu được ảnh hưởng của ngôn từ của mình lên người khác. Trẻ em hiện nay đang được sinh ra trong một thế giới mà giao tiếp ngày càng lặng lẽ với những tin nhắn, thư điện tử, chat… nên khả năng tham gia và kết nối với người khác qua giao tiếp mặt đối mặt có thể bị ảnh hưởng.
Những trò chơi giúp trẻ hiểu cách lắng nghe và làm theo hướng dẫn, các con rối có thể giúp trẻ diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc. Đây là cách giúp trẻ luyện tập những kỹ năng đối thoại như nói chuyện theo lượt và lắng nghe người khác.
6/ Khả năng giải quyết vấn đề
Trẻ mẫu giáo thường gặp khó khăn trong việc bộc lộ sự tức giận của mình. Điều này có thể khiến trẻ đánh hay cắn những trẻ khác để có được thứ mình muốn. Những hành vi này sẽ biến mất khi bé học được cách dùng lời nới để bày tỏ thái độ của mình.
Khuyến khích trẻ suy nghĩ một cách độc lập bằng cách hỏi những câu hỏi mở. Ví dụ: “Mẹ thấy con rất tức giận khi bạn lấy đồ chơi của con. Bây giờ mình nên làm gì?” Bằng cách này, bạn đang hướng dẫn con mình tạo ra giải pháp của riêng nó và không có câu trả lời nào là “chuẩn nhất” cả. Mẹ nên gợi ý một số lựa chọn nếu trẻ không nghĩ ra được giải pháp nào. Ví dụ: “Con có định nói bạn trả lại không, hay con muốn chơi với đồ chơi khác?”
Nếu trẻ không biết chơi đồ chơi đúng cách, mẹ nên cho chúng thời gian để tự hiểu ra theo cách riêng của mình. Đôi lúc, một chút tức giận có thể khuyến khích chúng sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.