6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé (Phần 2)

shape

31 Th10

Cha Mẹ TốtTh10 31, 2019

6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé (Phần 2)

4. Hải sản
Cá (như cá ngừ, cá nhụ) và các loài có vỏ (như tôm, tôm hùm, nghêu) tuy đều là “hải sản” nhưng chúng khác nhau về mặt sinh học. Vì vậy, bé có thể bị dị ứng với các loại hải sản có vỏ nhưng lại ăn được các loại cá, trừ khi bé cũng bị dị ứng cá.

Dị ứng với hải sản có vỏ bao gồm 2 dạng: 1. Giáp xác (như tôm, cua, tôm hùm), 2. Động vật thân mềm (nghêu, sò, hàu, sò điệp).

Mặc dù hầu hết các phản ứng dị ứng với hải sản xảy ra khi ăn, đôi khi tình trạng dị ứng có thể xảy ra chỉ bằng việc chạm tay vào hoặc ngửi mùi của loại thực phẩm này.

Dị ứng với hải sản có vỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngay cả khi bé từng ăn được hải sản trước đây, bé cũng có thể bị dị ứng. Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng số khác lại bị suốt cả đời.

Dạng dị ứng này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng nên bất cứ ai mắc phải chứng dị ứng này nên tránh xa hoàn toàn các loài hải sản có vỏ.

Nếu bé được chẩn đoán bị dị ứng với hải sản có vỏ, bác sĩ có thể kê toa epinephrine, loại tự tiêm trên tay trong trường hợp phản ứng nặng. Bố mẹ cũng cần thông báo cụ thể vấn đề dị ứng của bé cho người thân hay cô giáo dạy bé để cùng nhau phòng tránh.

6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé (Phần 2)

Không chỉ trẻ nhỏ mà nhiều người lớn cũng bị dị ứng với hải sản

5. Đậu nành
Đậu nành (thuộc họ đậu, cùng họ với đậu lăng, đậu hà lan, đậu phộng) là thành phần thực phẩm phổ biến nhưng cũng là nguyên nhân gây dị ứng với nhiều người.

Dị ứng đậu nành có ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn là thanh thiếu niên và người lớn. Như đã nói phía trên, cơ thể của bé bị dị ứng với đậu nành sẽ sản xuất histamin, gây nên nhiều triệu chứng từ nhẹ đến ngứa và sốc phản vệ (hiếm xảy ra).

Nếu bé được chẩn đoán dị ứng đậu nành (hoặc bất kỳ loại dị ứng thực phẩm nào) sẽ đe dọa tính mạng, bác sĩ sẽ khuyến cáo bố mẹ nên mang theo epinephrine dạng tự tiêm cho trẻ trong trường hợp khẩn cấp.

6. Lúa mì
Cần phân biệt rõ giữa dị ứng lúa mì và bệnh celiac. Dị ứng lúa mì là do phản ứng với protein trong lúa mì, bệnh celiac là một căn bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten trong lúa mì và không gây nên dị ứng.

Những người bị dị ứng với lúa mì thường có thể ăn các loại ngũ cốc khác nhưng sẽ không thể ăn bất kỳ thực phẩm nào có chứa gluten nếu bị bệnh celiac. Gluten được tìm thấy không chỉ ở lúa mì, mà còn trong các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.

Tương tự như các trường hợp dị ứng thức ăn khác, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bé bị dị ứng với lúa mì.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc