6 yêu cần "khẩn" từ Bộ Y tế để tránh trẻ tử vong do tay chân miệng

shape

13 Th04

Julia PhạmTh04 13, 2020

6 yêu cần "khẩn" từ Bộ Y tế để tránh trẻ tử vong do tay chân miệng

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã thống kê từ đầu năm 2018 đến nay cả nước đã ghi nhân 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh phía Nam.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này và hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong, cũng như không để dịch bùng phát lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 6 biện pháp dưới đây:

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

6 yêu cần "khẩn" từ Bộ Y tế để tránh trẻ tử vong do tay chân miệng

Tay chân miệng đang là nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ có con nhỏ

Vệ sinh ăn uống tốt

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Lau dọn sạch đồ dùng trong nhà

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tham mưu cho UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các địa bàn có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát thành dịch….

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc