7 bước thay tã cho bé

shape

31 Th10

Julia PhạmTh10 31, 2019

7 bước thay tã cho bé

Hầu hết bố mẹ mắc những lỗi phổ biến như đặt tã bị ngược, lệch hay thậm chí là bị bé yêu “tè” vào người khi không đề phòng. Vì vậy, những bí quyết bên dưới chẳng những giúp mẹ nâng cao tay nghề thay tã cho bé mà còn biết cách khắc phục sơ sót nhanh chóng.

1. Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Mẹ cần chuẩn bị mọi thứ trong tình trạng “sẵn sàng ngay và luôn”, bao gồm 1-2 miếng tã sạch, khăn hoặc giấy để lau và chọn một mặt phẳng nhẵn làm nơi thay tã cho bé. Nếu bé bị hăm tã hoặc sinh chưa đủ 1 tháng, mẹ nên chuẩn bị bông gòn, nước ấm, khăn sạch và tuýp kem bôi vết hăm nhé.

 

7 bước thay tã cho bé

Nếu dùng tã vải, mẹ có thể sắm thêm loại thùng đựng tã bẩn đặc biệt có tác dụng khử mùi

2.Dùng một tay giữ bé

Mẹ cần chú ý rửa tay thật sạch và đặt bé lên bàn hoặc một mặt phẳng nhẵn. Để cẩn thận hơn, mẹ có thể dùng thêm dây đai an toàn hoặc đảm bảo một tay mẹ vẫn giữ bé để bé không cựa quậy hoặc xoay người lung tung. Đừng bao giờ rời bé dù chỉ 1 phút! Nếu bé không nằm yên được, hãy đánh lạc hướng bằng điện thoại hoặc món đồ chơi đầy màu sắc. Sau đó, nhấc 2 chân bé lên và dùng tay kéo miếng tã. Tiếp theo, kéo miếng tã từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

3.Lau từ trước ra sau

Sau khi hoàn thành bước 2, bạn dùng khăn ẩm hoặc ướt để lau sạch từ trước ra sau cho bé. Với những bé mới sinh hoặc bị hăm tã, mẹ nên sử dụng bông gòn nhúng vào nước ấm và lau khô mông bé. Nếu là bé trai, mẹ cũng cần đề phòng bé tè vào người bằng cách đặt hờ một cái tã hoặc khăn trong khi vệ sinh vùng quấn tã.

4.Thay tã sạch

Nâng chân và nhẹ nhàng kéo tã bẩn ra khỏi người bé. Mẹ cần giữ chân bé để tránh việc bé ngọ nguậy và chạm vào miếng tã bẩn, sau đó luồn tã sạch bên dưới người bé. Với loại tã dùng 1 lần, mẹ nhấc phần trước của tã qua giữa 2 chân và dán miếng dính ở 2 bên sao cho tã ôm khít lấy eo bé. Nếu bé của mẹ là bé trai, cần chú ý phần dương vật đang hướng xuống để bé không “tè” ra ngoài rìa trên của miếng tã.

5.Dùng tay điều chỉnh độ vừa vặn

Mẹ lưu ý dán các miếng dính thật chắc chắn khi sử dụng loại tã dùng 1 lần nhưng cũng không nên chật quá, đảm bảo mẹ vẫn cho 2 ngón tay vào giữa bụng bé và miếng tã là được. Với trẻ sơ sinh, mẹ gấp phần đầu tã ngay dưới rốn hoặc mua loại tã chuyên dụng với phần lưng được cắt để phù hợp với rốn bé.

6.Xử lý tã bẩn

Mẹ sẽ xử lý tã bẩn ra sao? Với tã vải, mẹ cần khử sạch phân mỗi khi bé đi “ị” trước khi đem đi giặt. Với tã dùng 1 lần, mẹ nên gói ghém kỹ càng và cho vào thùng rác. Nhiều bố mẹ còn cẩn thận cho tã bẩn vào loại túi nhựa có khóa kéo để hạn chế mùi hôi trước khi vứt tã đi.

7.Nhẹ nhàng cảm nhận

Không ít bố mẹ cho rằng thay tã là lúc họ cảm thấy gắn kết với con mình nhiều nhất vì được ôm, vỗ về, nói chuyện hay thầm thì với con yêu. Những lúc ấy bé sẽ tìm kiếm, ngó nghiêng và lắng nghe giọng nói nên bố mẹ đừng ngại ngùng hát cho bé nghe. Dù bố mẹ có thể thay tã nhanh cho bé nhưng nên giữ sự kết nối này một cách chậm rãi vì bạn sẽ cảm thấy thật đặc biệt.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc