7 điều mẹ nên biết khi trẻ bị tiêu chảy
70% trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ tử vong cao nếu không được bù nước kịp thời. Để hạn chế rủi ro trên, đừng bỏ lỡ 7 điều sau đây mẹ nhé!
Cầm, nắm thức ăn khi chưa rửa tay khiến các loại vi khuẩn dễ xâm nhập đường tiêu hóa
1/ Triệu chứng thường gặp
Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như nôn ói, “sản phẩm” sau khi đại tiện có dạng lỏng, nước lợn cợn, đi kèm với cảm giác đau và chướng bụng. Mức độ nặng hơn, bé có thể sẽ bị sốt li bì, mắt trũng, da dễ để lại vết hằn khi đụng vào.
2/ Nguyên nhân thường gặp
“Thủ phạm” gây tiêu chảy có rất nhiều, nhưng phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột do sự tấn công của các loại virut và ký sinh trùng. Ngoài ra là các nguyên nhân như dị ứng thức ăn lạ, chế độ ăn không phù hợp hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trong thời gian dài…
3/ Sai lầm khi xử lý
Trong những trường hợp bị tiêu chảy nặng, nguy cơ tử vong sẽ rất cao nếu bé không được bù nước kịp thời. Oresol là biện pháp “cứu nguy” được rất nhiều mẹ áp dụng để bù lượng nước, muối, đường bị mất. Tuy nhiên, theo thống kê, hầu hết các mẹ đều mắc sai lầm khi cho con uống oresol, và điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Chăm trẻ bị tiêu chảy: Cho bé uống oresol đúng cách!
Khi chăm trẻ bị tiêu chảy, lưu ý hàng đầu của mẹ là phải cho bé uống nhiều nước, đặc biệt bổ sung thêm oresol để cân bằng điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ rất hay mắc phải lỗi khi cho bé uống oresol.
4/ Chế độ dinh dưỡng
– Nên cho con ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp. Đồng thời, cắt giảm bớt khẩu phần đạm trong chế độ ăn của con, để bé dễ tiêu hóa hơn.
– Khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật.
– Không nên cho bé sử dụng các loại nước ngọt có ga, thức uống có nhiều đường và các loại bánh kẹo vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy của trẻ.
5/ Tác hại của tiêu chảy
Với tình trạng mất nước, tiêu chảy có thể gây ra những biến chứng khác như mất cân bằng muối và hạ đường huyết. Tiêu chảy trong thời gian dài có thể làm rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, nghiêm trọng nhất là có thể gây tử vong.
6/ Khi nào nên cho con đi bác sĩ?
Đa số các trường hợp tiêu chảy thường được điều trị tại nhà và có thể hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời:
– Tiêu chảy nặng kéo dài liên tục trong thời gian dài
– Sốt cao (39 độ)
– Không có nước mắt khi khóc
– Phân có màu đen hoặc có lẫn máu
– Da nhăn, mắt trũng
– Miệng khô, nứt môi
– Lượng nước tiểu giảm
Mẹ biết gì về hệ tiêu hóa của trẻ?
Không quá lời khi nói rằng hệ tiêu hóa khỏe là nền tảng cho sức khỏe của toàn cơ thể.
7/ Ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ em
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn
– Đảm bảo nguồn nước sạch và chế độ dinh dưỡng hợp vệ sinh cho bé. Đối với trẻ sơ sinh, cho bé bú sữa mẹ là cách tốt nhất giúp con phòng ngừa tiêu chảy.
– Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng ốc, đồ chơi hoặc những đồ dùng khác của trẻ.
– Chủ động phòng bệnh tiêu chảy do virut Rota bằng cách cho trẻ uống vắc-xin. Theo nhiều nghiên cứu, uống vắc-xin tiêu chảy trước 6 tháng tuổi có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy trong suốt 2 năm đầu đời của trẻ.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Chia sẻ bí quyết cho trẻ không bị tiêu chảy khi ăn dặm
- Phục hồi cho trẻ bị tiêu chảy
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.