8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ thường ưu tiên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả, trái cây. Tuy nhiên, theo  các chuyên gia nhi khoa, nhất là ở Anh và các nước Châu Âu, mẹ nên xem thịt như là một trong những thực phẩm ăn dặm quan trọng cho giai đoạn đầu của bé. Các chuyên gia cho rằng, các bé 7-8 tháng tuổi nên tập làm quen với thịt trong bữa ăn dặm của mình. Tuy không cần phải ăn ngay trong những lần đầu tiên, nhưng thịt cũng là món quan trọng, cần thiết nếu muốn duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cho bé. Thậm chí, các chuyên gia ở Mỹ còn khuyến khích nên cho bé ăn dặm thịt từ rất sớm, trước 8 tháng tuổi.

Thịt có hàm lượng protein và nhiều loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhưng lại khó tiêu và có cách chế biến cũng cầu kỳ hơn hẳn. Làm món thịt cho bé ăn dặm thế nào để vừa đủ dinh dưỡng, vừa tiêu hóa tốt? Tham khảo ngay mẹ nhé!

8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

So với các loại rau củ, các món thịt đòi hỏi mẹ phải tiêu tốn nhiều công sức hơn hẳn

1/ Các loại thịt xay (heo, bò, gà)

Nguyên liệu:

– 1 cốc thịt bò, heo hay bê rút xương (đã nấu chín và để lạnh) cắt cục nhỏ khoảng 2cm

– ¼ cốc phần nước còn lại sau khi nấu thịt hay nước lọc

Cách làm:

Bước 1: Cho thịt vào máy xay nhuyễn rồi thêm nước từ từ vào và xay tiếp cho đến khi hỗn hợp đạt được độ mịn như ý

Bước 2: Cho thêm nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn (nếu cần) và thêm rau củ hay trái cây tùy thích vào

2/ Cá xay

Nguyên liệu:

– 1 cốc cá (thịt trắng) đã gỡ xương cẩn thận và nấu chín

– ¼ cốc phần nước còn lại sau khi nấu cá hay nước lọc

Cách làm:

Bước 1: Cho cá vào máy xay nhuyễn rồi thêm nước từ từ vào và xay tiếp cho đến khi hỗn hợp đạt được độ mịn như ý

Bước 2: Cho thêm nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn (nếu cần) và thêm rau củ hay trái cây tùy thích vào

3/ Thịt bò hầm

Nguyên liệu:

– ½ cốc thịt bò đã nấu chín và cắt cục

– 1 củ khoai tây đã gọt vỏ

– ¼ cốc đậu tươi/đông lạnh đã bóc vỏ

– 1 củ cà rốt đã gọt vỏ

– 1 nhánh cần tây

– ¼ cốc nui cỡ nhỏ (nui sao, nui sò…) chưa nấu

– 4 cốc nước

Cách làm:

Bước 1: Rửa rau củ sạch sẽ và cắt tỉa cẩn thận

Bước 2: Cho tất cả rau củ vào nồi rồi đun sôi liu riu khoảng 20 phút hay đến khi mềm

Bước 3: Nấu nui khoảng 10 phút hoặc cho đến khi nui mềm

Bước 4: Vớt hết cái trong nồi rồi nghiền/xay nhuyễn và dùng phần nước còn lại của hỗn hợp sau khi nấu để pha loãng cho bé dễ ăn

4/ Bò nấu rau củ

Nguyên liệu:

–  450gr thịt bò/bê mềm và nạc rồi cắt thành cục nhỏ khoảng 2cm

– 1 cây cần tây cắt nhỏ

– 3 củ cà rốt gọt vỏ và cắt hột lựu

– 2 củ khoai tây vừa, gọt vỏ và cắt hột lựu

– 1 muỗng canh hành băm

– 1 muỗng canh tỏi băm

8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

Không chỉ chứa nhiều protein, thịt bò còn là nguồn sắt dồi dào

Cách làm:

Bước 1: Cho thịt vào nồi rồi đổ 1 cốc nước vào và đun sôi liu riu trong 45 phút hay cho đến khi thịt mềm

Bước 2: Thêm hành tây, cà rốt, khoai tây, tỏi và hành vào

Bước 3: Tiếp tục nấu thêm 35 phút nữa hay cho đến khi rau củ mềm

Bước 4: Tắt bếp rồi để nguội trong vài phút. Sau đó vớt rau củ ra để làm món ăn kèm hay cho vào xay chung với thịt

Bước 5: Cho khoảng ¾ cốc thịt vào máy xay nhuyễn cùng với 1/3 cốc phần nước còn lại sau khi nấu rồi xay cho mịn. Sau đó cho tiếp rau củ vào (nếu muốn) rồi tiếp tục qui trình với phần thịt còn lại.

5/ Táo và gà

– Cắt nhỏ 1/3 cốc gà nấu chín rút xương

– Nấu chín mềm 1/4 cốc thịt táo hoặc sử dụng nước sốt táo tự nhiên

– Cho thịt gà và táo vào máy xay nhuyễn

6/  Gạo lức, Gà và Đào

Chuẩn bị:

– ½ cốc thịt gà rút xương nấu chín và cắt nhỏ

– ¼ cốc gạo lức nấu sẵn

– 1 quả đào chín

– 1 muỗng canh nước ép trái cây (nho/ táo hay nước lọc)

– 1 muỗng canh sữa tươi và 2 muỗng cà phê mầm lúa mì

Cách làm:

Cho thịt gà vào máy xay nhuyễn, sau đó cho thêm gạo, đào vào xay tiếp. Cuối cùng, thêm nước em, sữa tươi vào để làm loãng hỗn hợp.

8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

Gợi ý thực đơn ăn dặm từ trái cây cho trẻ 6-8 tháng tuổi
Không còn xoay quanh 1-2 loại trái cây như giai đoạn "khởi động", thực đơn trái cây cho bé ăn dặm trong giai đoạn 6-8 tháng đã được mở rộng với nhiều cách chế biến hấp dẫn hơn. Sự kết hợp tuyệt vời giữa hương thơm và vị ngon khó cưỡng của các loại trái cây chắc chắn sẽ mang đến sự thích thú cho...

7/ Kem gà và khoai tây

Nguyên liệu:

– 2 muỗng cà phê bơ ngọt hay bơ thực vật

– 1 muỗng cà phê bột không tẩy

– ¼ cốc sữa ít béo

– ¼ cốc thịt gà đã nấu chín, rút xương và xé/cắt nhỏ

– ¼ của khoai tây đã nướng chính và cắt thành từng cục nhỏ (có thể dùng khoai lang)

– 1 muỗng canh phô mai bào sợi

Cách làm:

Bước 1: Cho bơ vào chảo và bật lửa nhỏ cho bơ tan ra từ từ

Bước 2: Khuấy đều bột với sữa cho đến khi mịn

Bước 3: Tiếp tục nấu với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Cho gà và khoai tây vào. Đảo khoảng 2-3 phút, thêm một số loại rau củ. Cuối cùng cho phô mai vào và khuấy đều cho đến khi tan hết.

8/  Gà hầm

Nguyên liệu:

– 1 muỗng canh dầu ô liu

– 2 củ cà rốt cắt nhỏ

– 2 nhánh tỏi tây

– 1 ức gà cắt cục nhỏ

– 2 củ khoai tây đã gọt vỏ và cắt nhỏ

– 2 củ cải trắng đã gọt vỏ và cắt nhỏ

– Nước sôi

Cách làm:

Bước 1: Cho dầu vào chảo, làm nóng dầu rồi cho cà rốt, tỏi tây vào và xào khoảng 6 phút cho đến khi rau củ mềm

Bước 2: Cho gà vào xào tiếp cho đến khi thịt vàng

Bước 3: Tiếp tục cho khoai tây, củ cải trắng và nước vào rồi đậy nắp cho sôi liu riu trong 15 phút hay đến khi mọi thứ chín mềm.

Bước 4: Tắt bếp, để nguội ít phút rồi cho vào máy xay nhuyễn.

Lưu ý dành cho mẹ:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho bé.

– Nướng thịt là cách lưu giữ lại nhiều thành phần dinh dưỡng nhất. Kho, luộc rim hay hầm bằng nồi áp suất sẽ làm cho các chất trong thịt tiết ra ngoài.

– Khi xay thịt cho bé, nên để thịt nguội, cắt nhỏ khoảng 2-4 cm trước khi xay. Xay thịt nhuyễn mịn, tơi lên rồi mới cho nước hay phần nước còn lại sau khi luộc thịt vào rồi xay tiếp.

8 công thức nấu thịt siêu ngon cho bé ăn dặm

Bữa ăn dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn tập đi
Bé trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen của ba mẹ, đặc biệt là thói quen ăn uống. Vì vậy ba mẹ hãy là người làm gương để khuyến khích trẻ có thói quen dinh dưỡng lành mạnh về sau

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc