Ăn dặm truyền thống, mẹ cần đa dạng thực đơn ngon đủ chất

Ngoài phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW (ăn dặm chỉ huy), các mẹ Việt Nam thường chọn ăn dặm truyền thống với cách nấu đơn giản, khẩu phần đa dạng và đầy dinh dưỡng cho trẻ.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Từ lúc bé lên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm truyền thống. Phương pháp này được áp dụng lâu đời và phổ biển tại nước ta vì nó đem lại hiệu quả cao, giúp bé mong ăn chóng lớn trong những năm đầu đời.

Nguyên tắc ăn dặm truyền thống

Khi bé mới tập ăn dặm kiểu Việt Nam, mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn cho loãng để bé dễ tiêu hóa. Trước khi chuyển sang giai đoạn ăn cháo với thịt, cá, rau củ, mẹ nên cho em ăn bột trước.

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là sự kết hợp giữa những loại thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi.

Ăn dặm truyền thống, mẹ cần đa dạng thực đơn ngon đủ chất

Các loại thức ăn của phương pháp này đảm bảo đủ các chất: đạm, béo, tinh bột và chất xơ

Trong khi, ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật chú trọng vào độ thô của thức ăn với nguyên tắc khuyến khích không trộn chung nhiều thức ăn. Hay, kiểu ăn dặm truyền thống kết hợp BLW tập cho bé tự cầm và tự đút vào miệng với lượng thức ăn do bé tự quyết.

Còn với kiểu ăn dặm truyền thống lại có những cách thức hoàn toàn khác so với 2 phương pháp trên:

Thứ 1: Cháo xay nhuyễn theo mức độ thô khác nhau, phù hợp độ tuổi để tập dần cho bé khả năng ăn thức ăn thô. Với phương pháp này, mẹ điều chỉnh độ thô từ ăn bột, ăn cháo đến ăn những thức ăn băm, rồi mới ăn cơm cùng gia đình.

Thứ 2: Mẹ nên chọn những loại rau củ cung cấp cho bé đầy đủ vitamin cần thiết. Khi sơ chế, luộc rau củ, mẹ cũng nên quan tâm về việc có nên thêm gia vị để bé vừa giúp bé dễ ăn vừa đảm bảo sự phát triển về thể chất. Sau đó, mẹ phải xay thật mịn để bé dễ ăn hơn nhé.

Các nhóm rau củ cần thiết:

  • Vàng, đỏ: cà chua, bí đỏ, cà rốt, khoai lang…
  • Xanh nhạt: bí đao, su su, mướp…
  • Xanh đậm: mồng tơi, rau ngót…

Thứ 3: Tương tự như rau củ, đối với thực phẩm là thịt, cá… mẹ nên thêm gia vị như hành, gừng, nước mắm khi luộc và xào sơ chúng. Đặc biệt với tôm, cá, lươn, mẹ không nên xay quá nhuyễn sẽ gây mất chất dinh dưỡng và khiến bé dễ ngán ăn. Vì vậy, hãy làm nát chúng để tập dần thói quen ăn thức ăn thô cho trẻ.

Ăn dặm truyền thống, mẹ cần đa dạng thực đơn ngon đủ chất

Bé ăn dặm truyền thống thường có khẩu phần đầy bổ dưỡng

Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Việt Nam

Ưu điểm

  • Với lượng thức ăn dặm nhiều, bé sẽ tăng cân nhanh trong thời gian đầu theo phương pháp này.
  • Cách chế biến đơn giản, tiện lợi cho mẹ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu.
  • Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển nên việc xay nhuyễn thức ăn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Phương pháp kiểu truyền thống dễ được ủng hộ bởi ông bà hơn phương pháp kết hợp với kiểu Nhật hay BLW.

Nhược điểm

  • Trong khi kiểu Nhật giúp bé tập nhai đồ ăn thô nhiều hơn ở các giai đoạn khác nhau, kiểu Việt Nam làm bé quá quen với thức ăn nhuyễn.
  • Xay nhiều loại thức ăn chung với nhau gây khó khăn cho việc phân biệt mùi vị, dẫn đến bé dễ biếng ăn.

Thực đơn ăn dặm truyền thống theo từng độ tuổi

Với phương pháp ăn dặm kiểu Việt Nam, mẹ không cần mất quá nhiều thời gian để chế biến cho bé một bữa ăn dặm đầy bỗ dưỡng. Thường sẽ chỉ tốn khoảng 15 – 20 phút.

Dù là phương pháp truyền thống nhưng thức ăn trong thực đơn cần tăng dần đều độ thô, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé sau khi sinh. Dưới đây là thực đơn để mẹ chuẩn bị cho hành trình ăn dặm truyền thống của con:

  • Khi bé đạt từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé tập ăn dặm với các món bột như thịt heo, thịt gà, đậu hũ., lòng đỏ trứng…
  • Từ 7 tháng tuổi trở lên, mẹ tập cho bé ăn các món tanh như cua, cá, lươn…
  • Từ 8 tháng tuổi, bé có thể tập ăn các món hải sản như tôm, ghẹ, ngêu…
  • Từ 9 tháng tuổi, mẹ nấu cháo hạt, cùng với thức ăn đã được xay nhuyễn nhé!

Ăn dặm truyền thống, mẹ cần đa dạng thực đơn ngon đủ chất

Thực đơn ăn dặm truyền thống thay đổi với độ thô khác nhau tùy theo từng độ tuổi

Khi bé đạt trên 12 tháng tuổi, bé có thể ăn cơm với khẩu phần như người lớn. Tuy nhiên, mẹ nên băm thức ăn ra để bé quen dần với thức ăn thô cũng như rèn luyện khả năng nhai.

Như vậy với sự đơn giản và nhanh gọn, kiểu ăn dặm truyền thống được rất nhiều gia đình áp dụng cho con của mình. Phù hợp thể trạng trẻ sơ sinh Việt Nam, phương pháp này giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng cân nhanh đều.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: