An toàn trong nhà: Dễ mà khó

shape

30 Th11

Cha Mẹ TốtTh11 30, 2019

An toàn trong nhà: Dễ mà khó

Không giống người lớ, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ không thể hiểu cũng như biết được chính xác điều gì có thể gây hại cho mình. Với trí tò mò và tâm lý thích mạo hiểm, bé có thể thử bất kỳ điều gì cảm thấy “thú vị” và không lường được hậu quả có thể xảy ra. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho bé, cha mẹ lúc nào cũng phải “đi trước một bước”, hạn chế và loại bỏ tối đa những rủi ro con có thể gặp phải.

An toàn trong nhà: Dễ mà khó

Chỉ cần một giây lơ là, tai nạn đáng tiếc đã có thể xảy ra

1/ Cài đặt “chế độ an toàn” cho ngôi nhà

– Cài thiết bị báo cháy, khóa nhiệt độ nước dưới 40 độ và cài công tắc an toàn hoặc thiết bị ngắt mạch điện vận hành trong nhà.

– Thay thế các thiết bị điện và dây điện nếu có dấu hiệu hư hại hoặc hao mòn. Nên sử dụng các thiết bị có dây ngắn, như vậy sẽ hạn chế khả năng bé có thể kéo và di chuyển đồ vật.

– Với những dụng cụ, thiết bị có lò xo hoặc mắc xích, mẹ nên có một lớp vỏ bọc bên ngoài để bảo vệ đôi bàn tay nhỏ xinh của con. Rất có thể, bé sẽ chọc tay vào và mắc kẹt ở đó luôn đấy mẹ ơi.

– Nên sử dụng hộp bọc che ổ điện hoặc những ổ cắm không sử dụng trong nhà. Tốt nhất, nên thiết kế công tắc và ổ điện ở cao, ngoài tầm với của trẻ.

– Sử dụng đèn cảm ứng ở các khu vực cầu thang hoặc nhà vệ sinh.

– Nếu có hồ bơi trong nhà, mẹ nên dựng một hàng rào xung quanh, và nên có khóa chắc chắn.

– Dùng chắn an toàn ở khu vực ban công, cửa sổ. Cất hết những đồ vật bé có thể sử dụng để leo trèo.

– Khóa cửa sổ, đặc biệt là những cửa ở phía trên cao.

– Bọc cạnh bàn, cạnh tủ trong nhà

– Cất hết những dụng cụ có thể gây tổn thương cho bé như dao, kéo, máy khoan… ở nơi an toàn, ngoài tầm với của bé.

– Trang bị một hộp cứu thương cơ bản trong nhà và một danh sách số điện thoại, địa chỉ của bệnh viện gần nhà, xe cứu thương, cứu hỏa…

An toàn trong nhà: Dễ mà khó

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn
Khi bé bị nghẹn, cách bạn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé. Nhưng theo thống kê gần đây, có gần 50% ba mẹ không biết cách sơ cứu khi con bị nghẹn. Những điều sau đây sẽ giúp bạn không còn “lóng ngóng” mỗi khi phải xử lý...

2/ Tạo một khu vực an toàn cho bé

Ngoài chăm con, mẹ còn có hàng đống công việc nhà cũng như những công việc ở công ty cần phải lo, và không thể lúc nào cũng “giám sát” bé 24/7. Vì vậy, mẹ nên thiết lập một khu vực an toàn trong nhà, để bé có thể tự do chơi đùa, và bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ đừng bỏ lơ con lâu quá nhé! Không có mối nguy nào, nhưng bé vẫn có thể tự làm bản thân bị thương trong quá trình chơi đấy.

3/ An toàn trong nhà bếp

– Không nên sử dụng khăn trải bàn có diện tích lớn hơn mặt bàn quá nhiều. Bé có thể với phần khăn thừa và kéo đổ hết thức ăn trên bàn. Nguy cơ bỏng trong những trường hợp này là rất cao, mẹ nên chú ý nhé!

– Cất những vật nhọn, sắc như dao, kéo, dụng cụ bếp trong tủ có khóa. Không nên cất ở những nơi quá cao, vì khi rớt xuống, nguy hiểm càng nhiều hơn.

– Rút điện những thiết bị nhà bếp như máy ép, máy say sinh tố sau khi sử dụng và cất ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ.

An toàn trong nhà: Dễ mà khó

Chăm sóc bé: Sơ cấp cứu căn bản mẹ cần biết
Trẻ nhỏ hiếu động, thích táy máy, tìm tòi, khám phá xung quanh. Chỉ một chút lơ là của người lớn, bé rất dễ gặp tai nạn do bản tính trên. Nếu mẹ không trang bị sẵn những kỹ năng sơ cứu cơ bản, hệ quả không cấp cứu kịp thời cho bé là rất khôn lường.

4/ An toàn trong phòng tắm và nơi giặt đồ

– Lắp khóa an toàn để bé không thể tự chỉnh mức độ nóng lạnh của vòi nước trong phòng tắm

– Cất những mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân trong tủ hoặc những nơi ngoài tầm với của trẻ.

– Nên sử dụng chế độ khóa an toàn trẻ em dù có sử dụng máy giặt hay không. Đối với máy giặt cửa trên, nên hạn chế để ghế hoặc những đồ vật xung quanh vì bé có thể sử dụng chúng để trèo vào máy giặt. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý, không nên để trẻ chơi đùa ở khu vực máy giặt, nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra chỉ do bất cẩn của cha mẹ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Tư vấn giường an toàn cho bé
  • An toàn cho bé khi ngủ riêng trong cũi

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc