Áp dụng kỷ luật với bé ngay từ nhỏ
Nuôi con đã khó, dạy con ngoan lại càng khó khăn hơn gấp ngàn lần. Song song với những hình thức khen thưởng khi trẻ có hành động đúng, những biện pháp kỷ luật là cách giúp bé nhận thức giới hạn và tìm cách thay đổi hành vi của mình cho đúng với “khuôn khổ”.
Với những bé lớn, việc áp dụng kỷ luật có thể dễ dàng hơn một chút, bởi lúc này trẻ đã có nhận thức để phân biệt đúng sai. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là trẻ nhỏ không cần kỷ luật đâu mẹ nhé! Mặc dù chưa có khái niệm đúng sai, nhưng những “thủ thuật” nhỏ của mẹ sẽ là nền tảng để hướng trẻ đến hành động đúng và rèn luyện trẻ thích nghi với hoàn cảnh. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý, dù trẻ nhỏ hay lớn, kỷ luật phải luôn được xây dựng trên tình yêu thương, tôn trọng trẻ, và tất nhiên, phải phù hợp với từng thời kỳ phát triển của trẻ.
Mẹ nên áp dụng những “chiêu” khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của con
1/ Kỷ luật cho trẻ từ 1-2 tuổi
Việc áp dụng kỷ luật với trẻ trong giai đoạn này chủ yếu để giữ cho bé được an toàn khỏi những vi “táy máy” của mình. Khi bé kéo dây điện hoặc có ý định thò tay vào quạt, từ “Không” và một cái khẽ tay nhẹ của mẹ sẽ giúp bé chuyển hướng sang một “đối tượng” an toàn hơn. Đây là bước đầu tiên, cơ bản nhất để giúp bé làm quen từ từ với tính kỷ luật.
Lớn hơn một chút, bé có thể sẽ cần những hình thức kỷ luật khác, như phạt trẻ đứng một góc trong vài phút khi trẻ làm sai. Tuy nhiên, trước khi phạt con, mẹ nên nhớ một điều rằng, những hành vi “hơi tiêu cực” của bé trong giai đoạn này có thể là do bé đang lo lắng, sợ hãi hay do bệnh tật ảnh hưởng. Với những trường hợp như vậy, cách giải quyết tốt nhất là mẹ nên hướng sự chú ý của bé sang một thứ khác. Ở độ tuổi này, trẻ rất mau quên, và sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi những thứ mới.
3 bí kíp dạy con kỷ luật từ nhỏ
Bé con của bạn còn quá nhỏ để nhận thức về thế giới quanh mình hoặc hiểu những quy tắc, kỷ luật? Bé chưa biết những luật lệ để tuân thủ hoặc cần tránh. Nhiều bé có thể không vâng lời bố mẹ vì bé cho rằng những quy tắc xã hội không liên quan gì đến mình cho đến khi bé lớn hơn. Mẹ phải làm sao?
2/ “Đối phó” với trẻ mẫu giáo
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé đã có ý thức nhất định về những điều đúng, sai. Vì vậy, để áp dụng kỷ luật cho bé, mẹ nên dựa theo độ tuổi, và mức độ nặng nhẹ của lỗi mà bé phạm phải. Tuy nhiên, trước khi chính thức đưa ra cho bé một hình phạt, mẹ nên giải thích rõ cho bé nghe về những sai lầm của mình, đồng thời có thể gợi ý những việc bé có thể làm để bù đắp lỗi sai của mình. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ngồi yên một chỗ trong khoảng 5 phút, hoặc cắt bớt một đặc quyền nào đó của bé, như giảm thời gian xem tivi chẳng hạn.
Đặc biệt, mẹ nên có hướng xử lý nghiêm khắc nếu bé có các hành vi sau:
– Đánh bạn, hoặc những người xung quanh
– Giật đồ chơi của bạn
– Bắt nạt bạn
– Nói dối
– Không nghe lời
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Các chiêu dạy con hiệu quả
- Dạy con thông minh: Đợi đến 3 tuổi thì quá muộn
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.