Bảo vệ và chăm sóc trẻ khi giao mùa

Thời tiết khi giao mùa rất dễ khiến cơ thể non nớt của bé phản ứng lại, dễ gây ra chứng cảm sốt. Thời gian này, mẹ cần lưu ý hơn đến tình trạng sức khỏe của bé, đồng thời nắm vững những kiến thức, kỹ năng chăm sóc và đề phòng bệnh cho bé.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Thực trạng bệnh của bé trong thời điểm giao mùa

Tháng 6,7,8 là thời điểm giao mùa,  số trẻ em đến khám và nhập viện tăng đột biến ở cả 3 miền Nam Trung Bắc. Đa số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, sốt virus, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cho biết năm nào vào giai đoạn giao mùa này, bệnh nhi nhập viện cũng tăng khoảng 10-20% so với trước. Các bé chủ yếu là mắc bệnh về đường hô hấp như viêm Amidan, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, sốt virus. Nguyên nhân do thời tiết miền Bắc đang giao mùa, nắng nóng cao điểm, có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ trong ngày. Nếu cha mẹ không chú ý đề phòng, thấy nóng quá lại mở máy điều hòa hết công suất cho trẻ sẽ dễ khiến trẻ nhiễm bệnh. Hiện tại, khoa cũng đang phải tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi viêm phổi, sốt siêu vi…

Ở bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 Tp.HCM, tình trạng bệnh nhi khám và nhập viện cũng tăng đột biến. Đặc biệt, đã xuất hiện những ca kháng thuốc kháng sinh, do cha mẹ sử dụng thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ mà tự ra nhà thuốc tây mua kháng sinh liều mạnh cho trẻ uống. Một số phụ huynh khác lại tự ngưng dùng thuốc khi vừa hết triệu chứng, không tuân thủ đủ liệu trình điều trị của bác sĩ…

Nỗi lo của mẹ – trợ giúp của bác sĩ

Ở thành phố lớn, cha mẹ tự tin có tri thức, có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin qua Internet nên tình trạng lạm dụng kháng sinh càng nhiều. Có người còn tự ý sử dụng đơn thuốc của bệnh nhi… nhà hàng xóm, hoặc lấy đơn thuốc cũ của con lần trước ra tiệm thuốc tây, tự mua kháng sinh cho con uống. Điều này rất tai hại vì mỗi bé là một độ tuổi, một thể trạng, cơ địa khác nhau. Chưa kể, rất nhiều bệnh có những triệu chứng na ná nhau như sốt, ho, sổ mũi…, song nguyên nhân bệnh khác nhau và cách điều trị lại càng khác biệt, không thể dùng đơn thuốc cũ thành đơn thuốc mới, mượn đơn thuốc của bé khác có triệu chứng tương tự để mua thuốc cho con mình uống.

Bảo vệ và chăm sóc trẻ khi giao mùa

Khi con bệnh, bé mệt mỏi và không muốn chơi đùa khiến mẹ lại càng sốt ruột nhiều hơn và mong con mau khỏe mạnh

Mẹ Mỹ Thuận tâm sự: “Thời tiết chuyển mùa, bé bị ho, sổ mũi, lười ăn.  Theo thói quen, tôi lại tự ý đi mua thuốc cho con uống, sau đó tự ý ngưng thuốc khi bé chưa khỏi hoàn toàn. Vì không phải là bác sĩ, tôi không phân biệt được con đang nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus cũng phân vân không biết có nên cho bé dùng thuốc kháng sinh hay không? Chính việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc và khiến bệnh của trẻ càng trở nặng, khó điều trị hơn.”

Hiểu được những nỗi niềm của mẹ, chúng tôi kết nối với bác sĩ Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, được biết: “Một trong những khó khăn của bác sĩ là phụ huynh hiện nay có thói quen rất hay tự tìm kiếm trên Internet, sau đó tự “điều trị” cho trẻ tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Khi không thấy trẻ khỏi bệnh, 4-5 ngày sau mới đưa con đi bệnh viện thì lúc này trẻ đã chuyển sang thể nặng phải vào nhập viện, có tình trạng phải cấp cứu. Nếu cha mẹ đưa trẻ đi khám từ đầu, không tự ý dùng kháng sinh, luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì nhiều bệnh nhi đã không nặng thế này”.

Bảo vệ và chăm sóc trẻ khi giao mùa

Với liệu trình kháng sinh ngắn ngày, mẹ sẽ  dễ tuân thủ chỉ định của bác sĩ hơn. Các bà mẹ lưu ý:

Không tự ý kê toa, tự mua kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không dùng lại đơn kháng sinh của các đợt kê toa trước.

Không dùng theo đơn kháng sinh của người khác khi thấy triệu chứng bệnh giống mình.

Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Liệu trình kháng sinh ngắn ngày cũng được xem là bí quyết được các mẹ chia sẻ nhau do: Nếu liệu trình kháng sinh kéo dài từ 7-10 ngày, mẹ luôn mắc sai lầm thường chỉ tuân thủ được vài ngày, lượng thuốc đã uống chỉ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn chứ không đủ để diệt hết. Kết quả là bệnh dễ tái phát và những vi khuẩn còn sống sót trở nên đề kháng và dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Liệu trình kháng sinh ngắn ngày vẫn có đủ khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh nhiễm khuẩn so với liệu trình dài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý là ngay cả các loại kháng sinh ngắn ngày này cũng cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, chứ không dùng tùy tiện.

Ngoài ra, trong thời điểm giao mùa, để phòng bệnh từ đầu cho trẻ, bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ nên giữ vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cho con sạch sẽ; nhà ở, phòng ngủ thoáng khí; thay đổi quần áo phù hợp nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ về đêm cho trẻ; không nên bật quạt hoặc máy điều hòa chĩa trực tiếp vào giường của trẻ; chăm sóc chế độ dinh dưỡng tốt để trẻ nâng cao sức đề kháng phòng bệnh.

WVIZIT0316218

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: