Bật mí 4 cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Con bạn đã lên 3, bé rất cứng đầu, ngoan cố và thường hay chống đối… Điều này thực sự khiến bố mẹ cảm thấy mệt mỏi và phiền toái. Vậy phải làm sao bây giờ? Hãy cùng MarryBaby tham khảo ngay cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh sau, mẹ nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Hẳn có nhiều mẹ sẽ thấy rất bất ngờ khi con mình là đứa trẻ ngoan hiền lại trở nên ngang bướng, hay vòi vĩnh ăn vạ, khóc lóc… thậm chí cãi hoặc đánh lại cha mẹ. Điều này xảy ra không chỉ với bé trai mà ngay cả các bé gái khi bước sang ngưỡng lên 3. Có thể nói, độ tuổi này tâm lý của trẻ thay đổi rất nhiều, muốn được tự lập và được thể hiện ý kiến cá nhân. Vì vậy, để “thuần hóa” trẻ lên 3 bướng bỉnh không phải là điều dễ dàng.

Bật mí 4 cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Cứng đầu, ngoan cố, hay giận dữ, khóc lóc ăn vạ và tâm lý chung của trẻ lên 3

Sự thay đổi tâm lý của trẻ 3 tuổi

Khi được 3 tuổi bé đã bắt đầu biết nhận thức về ý muốn bản thân cũng như thể hiện cái tôi của mình. Theo đó, bé mong muốn mình được đối xử như người lớn, thích làm gì thì làm và không cần ai sắp đặt. Tuy nhiên, vì còn quá nhỏ nên với khả năng của mình trẻ không thể tự làm được tất cả những việc mà mình muốn cũng như không thể phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái nào nên và không nên, hoặc những điều mình làm sẽ gây ra những hậu quả ra sao, có ảnh hưởng gì hay không.

Do nhu cầu của trẻ vượt quá giới hạn năng lực cho phép nên tâm lý của trẻ cũng dần trở nên cáu bẳn, hay bực bội, tức giận ném đồ đạc lung tung, làm trái ý của người lớn… Tất cả những điều này được các nhà tâm lý gọi chung là “khủng hoảng tuổi lên 3”.

Thực chất sự bướng bỉnh của trẻ 3 tuổi cũng là bước phát triển tâm lý bình thường ở mọi trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên thấy con như vậy đã vội vàng quy kết lo lắng trẻ sẽ trở nên hư hỏng khi lớn lên.

Một khi đã biết nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh trẻ sẽ tìm cách để bảo vệ ý kiến và suy nghĩ của mình. Đồng thời nhờ vào sự uốn nắn của cha mẹ trẻ sẽ lớn khôn hơn từng ngày. Điều quan trọng hơn cả chính là bố mẹ phải biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh.

Bật mí 4 cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Dạy trẻ nhận thức đúng về giá trị của tiền bạc
Tiền bạc có thể mang lại cho bé nhiều thứ, nhưng không thể mua được tất cả. Dạy trẻ về tiền bạc không phải chỉ là dạy con cách quản lý chi tiêu mà còn phải có nhận thức đúng đắn về tiền bạc

Biểu hiện sự bướng bỉnh của trẻ lên 3

Sự ngang bướng của tuổi lên 3 thật sự là một nỗi khổ tâm của nhiều ông bố bà mẹ khi không biết phải giải quyết như thế nào với những biểu hiện của con mình.

  • Thái độ tiêu cực: Trẻ thường tỏ ra vẻ khó chịu và không phục tùng những yêu cầu của người lớn đưa ra.
  • Cứng đầu: Kiêng quyết bảo vệ những đòi hỏi của bạn thân. Đôi khi bé thể hiện sự cứng đầu, ngoan cố không phải vì thật sự thích mà chỉ là muốn mình là người chiến thắng và bố mẹ phải là người chịu thua.
  • Tự tiện: Không muốn có sự giám sát của người lớn, tự làm những gì mình muốn mà không cần xin phép.
  • Chống đối: Mọi việc trẻ làm đều trái ngược lại với lời dạy dỗ, vi phạm các nguyên tắc trong gia đình.
  • Vô lễ: Biểu hiện thái độ vô lễ thông qua nét mặt và lời nói trống không, hỗn xược, giơ tay muốn đánh hoặc đánh vào người lớn.
  • Nổi loạn: Khi cha mẹ không giữ được bình tĩnh và xảy ra cuộc cãi vã với con. Với bản tính ương ngạnh trẻ sẽ trở nên cực kỳ hung dữ.

Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Sinh con ra, nuôi con khôn lớn đã là điều không dễ dàng gì, dạy dỗ con nên người lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt với những bé ngang bướng thì quả thật đây là một thử thách khá lớn đối với bố mẹ. Hy vọng với các cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh sau sẽ giúp bạn “thuần hoá hổ con” một cách dễ dàng hơn.

Động viên, khen ngợi trẻ

Khi con cố gắng thực hiện một việc tốt, cho dù là nhỏ nhặt nhất như tự dọn đồ chơi, tự xúc cơm ăn… Thì bạn hãy nên dành cho trẻ những lời khen ngợi, âu yếm hoặc một phần thưởng nho nhỏ nào đó.

Đừng vội cáu gắt, tức giận khi thấy con làm sai mà hãy phân tích từ từ để bé hiểu. Bởi bé 3 tuổi sẽ bắt đầu học theo thái độ, cách cư xử của người lớn nên ba mẹ hãy là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Bật mí 4 cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Tại sao trẻ cần được khen ngợi?
Việc khen ngợi rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Đó là phương thức để cha mẹ và bé hiểu nhau nhiều hơn, giúp trẻ bộc bạch tâm tư nguyện vọng của mình, đồng thời khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng vươn lên

Cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Trẻ nhỏ không thích khi bị bắt ép làm điều gì mà mình không thích, vì vậy bạn cần tạo ra nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn cho bé. Chẳng hạn: Cho bé tự chọn bộ quần áo mà mình thích; Tự ăn những món mình muốn; Con tự đánh răng hay là mẹ giúp (chắc hẳn bé thích tự làm hơn); Con sẽ đi ngủ luôn hay đợi mẹ dẫn đi ngủ…

Người lớn bao giờ cũng biết cái nào là tốt nhất cho trẻ nhưng trẻ lại không biết điều này và chỉ muốn thể hiện cái tôi nho nhỏ của mình. Vì vậy, việc cho con lựa chọn có ý nghĩa là trẻ được quyết định chọn cái mình thích. Qua đó trẻ sẽ nhận thấy mình nhận được sự tôn trọng từ người khác.

Phớt lờ những đòi hỏi quá đáng của con

Cha mẹ không nên đáp ứng tất cả những “yêu sách” của con, bởi trẻ sẽ nhận thức được rằng bạn sẽ chiều theo mọi mong muốn của trẻ. Theo đó, khi đòi hỏi không được trẻ sẽ trở nên tức giận, la hét, khóc lóc nằm ăn vạ. Vì vậy, hãy phớt lờ đi những điều không thoả đáng, nếu trẻ khóc ăn vạ hãy cứ để trẻ khóc, một lúc sau trẻ sẽ thôi khóc ngay.

Không bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có những suy nghĩ và cảm xúc riêng của mình nhưng người lớn lại vô tình không để ý đến. Bắt con làm những điều mà trẻ không muốn bằng những câu ra lệnh, răn đe… Điều này sẽ khiến trẻ có xu hướng không nghe lời và càng bướng bỉnh hơn. Vì vậy, bạn cần kiểm soát thái độ và hành vi của bản thân với con cái.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu được phần nào đó tâm lý cũng như cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh. Hãy là một người mẹ hết lòng yêu thương con và giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: