Bật mí 4 xu hướng cho bé ăn dặm nổi bật năm 2016
Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm truyền thống là 3 phương pháp cho bé ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng nhất tại Việt Nam. Vậy, còn những bà mẹ ở các quốc gia khác trên thế giới, họ đang cho con ăn dặm theo phương pháp nào? Nếu cũng đang tò mò về vấn đề này, tham khảo ngay 4 xu hướng cho bé ăn dặm nổi bật nhất năm 2016 được MarryBaby liệt kê ra đây mẹ nhé!
Cho bé ăn dặm theo xu hướng nào mới “hot”?
1/ Ăn dặm tự chỉ huy
Không chỉ ở Việt Nam, rất nhiều mẹ trên thế giới cũng cho bé ăn dặm theo phương pháp này. Bỏ qua bước xay nhuyễn thức ăn, ăn dặm tự chỉ huy khuyến khích cho bé ăn thô ngay trong lần đầu tiên. Bé được tự do chọn món mình muốn ăn, cũng như khẩu phần mỗi bữa của mình.
Ưu điểm: Bé có thể tham gia vào bữa ăn gia đình từ sớm. Hơn nữa, bé cũng có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, kể cả rau xanh ngay từ lúc bắt đầu.
Khuyết điểm: Bé có nguy cơ bị nghẹn, ngạt thở trong lúc ăn. Khuyết điển này có thể dễ dàng loại bỏ nếu mẹ đặc biệt lưu ý ngay từ khâu chọn, chế biến thức ăn. Tốt nhất, chọn thực phẩm mềm, kích thước vừa tay. Tránh thực phẩm cứng, nhỏ như nhãn, nho…
Các bước cơ bản để bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy
Nếu chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ hãy quên những món bột, cháo nghiền và hành động đút cho con từng muỗng thức ăn. Bé sẽ được tự ngồi ghế ăn và bốc từng món thức ăn để đưa vào miệng. Liệu bé và mẹ đã sẵn sàng cho một cách ăn dặm như thế?
2/ Ăn dặm kiểu Nhật
Cũng xay nhuyễn thực phẩm, nhưng khác với ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật không trộn chung các loại thực phẩm mà để riêng từng thứ. Mục đích là kích thích sự phát triển vị giác của trẻ, đồng thời giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ.
Ưu điểm: Bắt đầu từ thực phẩm loãng, sau đó đặc dần nên trẻ ăn dặm kiểu Nhật thường không cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, bé cũng sẽ học được cách nhai, nuốt thức ăn.
Khuyết điểm: Mất nhiều thời gian chế biến thực phẩm, đồng thời nguy cơ thất bại cũng cao hơn so với những phương pháp ăn dặm khác. Mẹ nên chuẩn bị tâm lý bé có thể quay lại “vạch xuất phát” bất cứ lúc nào.
3/ Ăn chay
Không chỉ với người lớn, ăn chay hiện nay còn phổ cập đến cả trẻ nhỏ. Ngoài lý do tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều mẹ quyết định cho con ăn chay cũng vì lo lắng hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt, nếu “nạp” nguồn dinh dưỡng từ đạm động vật quá sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, thay vì ăn thịt, cá, trứng, mẹ ưu tiên rau xanh, cháo, các loại hạt, đậu trong thực đơn dinh dưỡng cho bé trong năm đầu tiên.
Khuyết điểm: Nguồn sắt từ thực vật khó hấp thu hơn sắt từ động vật. Vì vậy, nếu theo chế độ ăn chay, bé sẽ cần được bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin B12 từ những nguồn khác.
Khi nào cần bổ sung sắt cho bé?
Giống như người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần bổ sung sắt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, nhất là với những bé sinh non. Tuy nhiên, đâu mới là thời điểm thích hợp để bổ sung?
4/ Chế độ ăn uống không có Gluten
Chế độ ăn này ban đầu chỉ dành những người bị dị ứng hoặc mắc bệnh Celia, bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non, làm cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh những ảnh hưởng của gluten đối với sức khỏe, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh celia cũng tăng gấp 4 lần nên chế độ ăn không gluten càng phổ biến.
Đúng như tên gọi, áp dụng chế độ ăn không gluten đồng nghĩa với việc mẹ phải loại bỏ tất cả những thực phẩm chứa chất này ra khỏi thực đơn của bé.
Khuyết điểm: Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa gluten có thể tạo ra “một lỗ hổng” lớn trong chế độ ăn uống của bé. Bánh mì, lúa mạch, yến mạch… là nguồn cung cấp năng lượng cũng như chất xơ dồi dào cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu, loại bỏ hoàn toàn gluten ra khỏi chế độ dinh dưỡng cũng không giảm tỷ lệ mắc phải bệnh celia.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.