Bé bám mẹ "dai như đỉa", bỏ rơi bố, phải làm sao đây!
Mẹ cảm thấy tuyệt vời khi bé là “cái đuôi” gắn bó mỗi ngày. Nhưng bố cũng rất thương bé và cũng muốn ở bên thiên thần nhỏ từng giây phút rảnh rỗi, muốn được cho con ăn và chơi cùng bé.
Thật không ngạc nhiên nếu bố cảm thấy bỏ rơi nếu bé cứ mãi bám mẹ. Xét cho cùng, bố cũng muốn trở thành một phần ký ức tuổi thơ của bé. Sẽ thật chán nản khi vào cuối này, kết thúc công việc vất vả, muốn được chơi cùng con nhưng mới chỉ chạm tới thôi bé đã gào khóc khó chịu. Điều đó giống như coi bố là người xa lạ.
Đừng lo lắng, lời giải thích cho hành vi này rất đơn giản – Bé đã quen với mẹ bởi vì mẹ ở bên em cả ngày từ sau khi sinh nên tự nhiên, bé cảm thấy hơi mất phương hướng khi bố xuất hiện vào buổi tuổi. Điều này là đáng lo ngại nhưng hoàn toàn bình thường.
Bố nào cũng muốn gần con và có phần tổn thương khi bé chỉ bám mẹ
May mắn thay, cả 2 vợ chồng có thể biến chuyển tình huống theo hướng tích cực hơn. Dưới đây là một số gợi ý:
Không liên quan đến cá nhân
Nhắc chồng bạn rằng bé không làm thân với bố không liên quan đến tình yêu mà cha dành cho bé. Không có sự từ chối cá nhân nào ở đây, chỉ đơn giản là bé đang quen với người ở bên chăm sóc mình cả ngày. Mọi chuyện dần sẽ ổn.
Bỏ qua sự nhút nhát và những giọt nước mắt của con
Bố nên dành thời gian chơi với bé nhiều hơn. Có thể bố cảm thấy khó chịu và chùn bước khi bé khóc và hét lên trong lần đầu tiếp cận, nhưng cứ bỏ qua tất cả vì chuyện này không hề kéo dài. Bố cứ tiếp tục chơi cùng trẻ bất chấp hành vi có vẻ ủ rũ và đau khổ của bé.
Hãy là một phần của thói quen của con
Bố có thể tham vào việc chuẩn bị giường ngủ, thay quần áp, giặt giũ hay tắm rửa mỗi ngày cho bé. Những việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt này mang lại cơ hội gần gũi cho 2 bố con, khiến bé có cảm tình nhiều hơn với cha.
Nếu không muốn bị coi là người xa lạ, bố hãy cùng mẹ chăm sóc con
Xoa dịu khi bé buồn
Thường xuyên thể hiện tình cảm với bé là rất quan trọng, đặc biệt là khi bé bị tổn thương và tâm lý không ổn định. Bố có nhiều khả năng tạo nên sợi dây liên kết chặt chẽ với con nếu vuốt ve và ôm bé lúc đang buồn.
Trò chuyện với bé khi ăn uống
Chắc chắn rồi, bố sẽ cảm thấy mệ mỏi khi về nhà nếu bé cứ mãi la hét khó chịu, nhưng nếu từ bỏ cơ hội được gần con buổi tối, sẽ rất khó tạo sự gần gũi cha con. Vậy hãy tranh thủ lúc bé ăn cơm, ngồi bên và trợ giúp bé ăn ngon miệng hơn sẽ phá vỡ những căng thẳng. Cuối cùng, bé bắt đầu tận hưởng bữa ăn có bố kề bên.
Giao tiếp bằng mắt
Bé thích được bố dõi theo hành động của mình. Đó là dấu hiệu cho thấy bé đặc biệt và bố đang thu hút sự chú ý của con đấy. Vì vậy, đừng quên giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với con. Những lúc này nhớ bỏ qua những phiền nhiễu từ điện thoại di động và tivi.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.