Bé bị ho: Các nguyên tắc tuyệt đối đừng quên

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Bé bị ho: Các nguyên tắc tuyệt đối đừng quên

Bé bị ho: Các nguyên tắc tuyệt đối đừng quên

Hẳn mẹ nào cũng cảm thấy đau lòng khi thấy con khó chịu bởi những cơn ho dai dẳng

1/ “Thủ phạm” khiến con khó chịu

Cùng với sổ mũi, ho là một trong những triệu chứng “bệnh tật” phổ biến nhất mỗi khi bé cảm thấy không khỏe. Một cơn ho khủng khiếp có thể làm bé cực kỳ khó chịu, và khiến mẹ đứng ngồi không yên. Thực tế, hầu hết các cơn ho thường là hệ quả đi kèm của những đợt tấn công từ các vi-rút cảm lạnh thông thường. Mẹ không cần quá lo lắng trong những trường hợp này. Thậm chí, ho còn được xem như một biện pháp bảo vệ họng và phổi của cơ thể, giúp “tống” chất nhầy, nhớt ra khỏi phế quản.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong một số trường hợp, ho lại là dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần lưu ý:

– Viêm thanh khí phế quản: Bệnh khá phổ biến ở trẻ em, có dấu hiệu ban đầu như một cơn cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó từ từ xuất hiện triệu chứng ho khàn tiếng. Viêm thanh khí phế quản sẽ làm sưng phồng cổ họng, gây hẹp đường thở, khiến bé cảm thấy khó thở.

– Ho gà: Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, ho gà có thể gây tử vong do suy hô hấp hoặc để lại những biến chứng não nghiêm trọng.

– Viêm phế quản: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phế quản ở trẻ em có tỷ lệ tử vong khá cao, đứng thứ hai sau tiêu chảy.

Bé bị ho: Các nguyên tắc tuyệt đối đừng quên

Viêm phế quản, bệnh của mùa lạnh
Viêm phế quản là căn bệnh thuờng gặp ở trẻ em, chủ yếu do virut gây ra. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần và không để lại bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh khiến bé bị khó thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

2/ Khi nào mẹ nên đưa con đến bác sĩ?

Nếu trẻ bị ho, và có một trong những điều sau đây, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức:

– Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi

– Bé có dấu hiệu thở gấp, và cảm thấy khó khăn mỗi khi thở

– Thở khò khè

– Ho ra đờm có màu vàng, xanh lá cây hoặc có sọc máu

– Sốt cao ( trên 38 độ C với những bé từ 3-6 tháng tuổi, và trên 39 độ C với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên)

– Bé mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim hoặc phổi

– Bé bị nôn, ói mỗi khi ho

– Ho dai dẳng và có cảm giác bị nghẹt thở mỗi lần ho

Bé bị ho: Các nguyên tắc tuyệt đối đừng quên

Hướng dẫn mẹ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm trẻ mắc các bệnh về mũi, họng. Lúc này, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để điều trị chứng viêm mũi, đồng thời phòng cách bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi bé mới bị loại bỏ, nhờ đó bé dễ thở hơn.

3/ Trị ho cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Ngay cả khi đó là một cơn cảm cúm thông thường, mẹ cũng không nên tự ý cho con uống thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Theo các chuyên gia y tế, các loại siro ho dành cho trẻ em thường không dùng để trị ho, mà chỉ có tác dụng giúp bé dễ chịu hơn. Thực tế, hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều không khuyến khích việc cho trẻ dưới 4 tuổi uống các loại thuốc cảm hoặc thuốc ho, bởi đa số các loại thuốc đều chứa dextromethorphan, thành phần gây hại, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ. Nếu bé trong độ tuổi từ 4-6, bạn cũng chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ, vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Một số cách sau đây có thể giúp bé cưng thoải mái hơn với những cơn ho của mình:

– Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

– Cho bé bú hoặc uống thêm sữa. Bổ sung thêm nước cho cơ thể là cách đơn giản giúp con chống lại sự nhiễm trùng.

– Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc này cho bé. Chỉ những bé sinh đủ tháng, trên 2 tháng tuổi và có cân nặng hơn 4 kg mới có thể sử dụng Paracetamol. Tương tự, những bé có thể sử dụng ibuprofen phải trên 3 tháng và nặng ít nhất 5 kg.

– Xông hơi nước có thể giúp thư giãn đường hô hấp và giảm bớt những cơn ho của bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Trị ho cho trẻ bằng lá rau Tần
  • Mẹo trị ho đờm cho trẻ

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc