Bé có đang lo lắng thái quá?

shape

31 Th10

Martin NguyenTh10 31, 2019

Bé có đang lo lắng thái quá?

Khi con bước vào độ tuổi biết đi, các bậc cha mẹ sẽ không khỏi háo hức để dõi theo từng bước đi, những thử thách mà con sẽ đối mặt trên hành trình phát triển của mình. Tuy nhiên, một vài ông bố bà mẹ sẽ nhận thấy con của mình dường như chưa thực sự sẵn sàng và mong muốn khám phá thế giới một cách độc lập. Trong trường hợp này, mẹ nên hỗ trợ bé một chút nhé! Thử động viên bé tham gia vào các hoạt động thiết thực nhằm phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công trong cuộc sống sau này của bé.

Mức độ lo lắng của bé

Ở độ tuổi từ 10 đến 18 tháng, việc bé căng thẳng, lo lắng khi không có ba mẹ ở bên là điều hết sức bình thường. Thử nghĩ xem, nếu là chúng ta, khi đến một môi trường xa lạ, chúng ta cũng sẽ có những bỡ ngỡ, hồi hộp nhất định chứ đừng nói đến bé. 10 tháng tuổi, bé đã có những hiểu biết đơn thuần về mối liên kết giữa trẻ với cha mẹ và bắt đầu cảm thấy lo lắng khi không có cha mẹ bên cạnh, dù là trong giây lát. Thậm chí, nhiều bé hơn 18 tháng tuổi vẫn có thể lo lắng như vậy. Bé nhà bạn chỉ là hơi sợ người lạ một chút hay là thậm chí dù có ba mẹ ở bên bé vẫn sợ giao tiếp với người lạ?  Quan sát mức độ hành động của bé, xem nỗi lo lắng của bé có đang cản trở bé tiếp xúc với mọi người không. Nếu bé hoàn toàn không muốn tiếp xúc với người khác thì sự lo lắng, căng thẳng của bé đang ở mức nghiêm trọng hơn bình thường rồi đấy. Trong trường hợp này, mẹ nên nghĩ đến chuyện đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Bé có đang lo lắng thái quá?

Việc bé lo lắng khi không có mẹ ở bên là điều hết sức bình thường.

Các dấu hiệu nhận biết

Nhóc nhà bạn có bao giờ mè nheo, nhõng nhẽo và cứ bám chặt mỗi khi bạn tính đi đâu không? Đừng vội la mắng bé, đó là cách các nhóc thể hiện sự lo lắng của mình đấy! Các bé ở độ tuổi này khi căng thẳng, lo lắng sẽ thể hiện bằng cách khóc hay bám vào chân của người mà bé tin tưởng vì bé chưa học được bất kỳ cách nào có thể giúp bé đối phó với sự sợ hãi của mình. Với những bé lớn hơn, mẹ sẽ khó nhận ra sự khó chịu của bé vì bé sẽ ít thể hiện sự căng thẳng, lo lắng của mình ra bên ngoài. Thay vào đó, bé sẽ có khuynh hướng tách mình ra khỏi đám đông và giấu mình vào một góc yên tĩnh nào đó. Các bé phản ứng như vậy vì lúc này, kỹ năng đối phó của bé đã được phát triển tốt hơn nên bé biết cách “tự xử lý” cảm xúc của mình. Lúc này, mẹ thậm chí còn phải “vất vả” hơn nhiều đấy nhé!

>>> Xem thêm: Trẻ từ 18-24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

Giúp bé xoa dịu căng thẳng, lo lắng

Nếu bé cảm thấy lo lắng khi ở trong một không gian xa lạ, bạn đừng nên mạo hiểm đưa bé tới quá nhiều nơi mới. Thay vào đó, sao mẹ không thử cho bé đến 1-2 chỗ mới, gặp gỡ một vài người bạn mới rồi thường xuyên lui tới những chỗ này, gặp gỡ những người bạn mới này để tạo cảm giác quen thuộc cho bé. Từ đó, bé sẽ giảm dần căng thẳng, lo lắng khi giao tiếp trong môi trường mới với những con người mới. Khi bé khám phá những điều mới mẻ, mẹ nên ở gần bên bé để giúp bé tự tin hơn.

>>> Xem thêm: Giao tiếp cảm xúc với trẻ nhỏ

Khi thấy bé đã quen và chủ động hơn khi tiếp xúc với những điều mới lạ, bạn có thể giảm bớt những “trợ giúp” của mình. Để bé tự tập thích nghi với hoàn cảnh và biết cách chế ngự sự căng thẳng,lo lắng của chính mình. Quan trọng là bạn đừng quên khen ngợi khi bé có những biểu hiện tích cực nhé! Cho bé biết bạn hạnh phúc, tự hào biết bao khi nhìn thấy bé vui chơi cùng với các bạn. Nhờ đó, bé sẽ có thêm động lực để lặp lại những hành vi tích cực của mình mà không hề hay biết rằng, chính bé đang tự khắc phục những vấn đề tâm lý của mình.

Khi nào bé cần đến sự can thiệp của y tế?

Hầu hết chứng căng thẳng, lo lắng của bé đều có thể được “dập tắt” bằng những can thiệp đơn giản từ ba mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sỹ, chuyên gia y tế để giúp con mình vượt qua tâm lý hay căng thẳng, lo lắng này. Nếu vấn đề tâm lý của bé không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã rất nỗ lực và áp dụng những can thiệp y khoa được thiết kế riêng cho bé, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị về những thách thức tâm lý của bé mà bạn vừa mới chứng kiến. Đừng nên lờ đi những biểu hiện của bé, có thể nó nghiêm trọng hơn bạn nghĩ nhiều và bạn không thể tự mình xoay xở được đâu. Trung bình cứ 8 bé thì có 1 bé có khả năng bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lo âu. Và chỉ có bác sỹ mới có thể xác định được tình trạng của con bạn đang ở mức độ nào để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho nhóc nhà bạn.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc