Bí kíp dạy bé sớm biết nói

shape

31 Th10

Khanh ElisaTh10 31, 2019

Bí kíp dạy bé sớm biết nói

1. Thường xuyên trò chuyện với bé:

Mặc dù lúc này bé chưa nói được gì mà chỉ bập bẹ “ê a”, nhưng việc lắng nghe ngôn ngữ, âm thanh xung quanh sẽ giúp bé tăng vốn từ vựng hàng ngày, đồng thời kích thích bé sớm biết nói.

Những câu hỏi bâng quơ, hay những câu chuyện “phiếm” của cha mẹ với bé, như: “để mẹ bế bé yêu của mẹ nào”, “con có yêu mẹ không”,”hôm nay trời đẹp, mẹ con mình đi chơi nhé”,… vừa giúp bạn gắn kết gần gũi hơn, vừa giúp vô thức giúp bé học từ ngữ chuẩn hơn.
Ngay cả cách bạn tích cực đáp trả  tiếng khóc của bé cũng rất hữu ích trong việc giúp bé nhanh biết nói.  Trong năm đầu đời, khóc là phương tiện giao tiếp quan trọng ở bé, thể hiện những nhu cầu của bé, như: bé muốn ăn, muốn đi chơi, hay bị đau bệnh.

Vì vậy, khi bạn phản ứng với tiếng khóc của con, điều đó dạy bé rằng, khi bé giao tiếp, bé sẽ được mẹ lắng nghe.

2. Kể chuyện cho bé:
Đừng cho rằng các bé quá nhỏ để bắt đầu lắng nghe những câu chuyện cổ tích. Thường xuyên đọc truyện cho bé trước khi ngủ vừa giúp bé có giấc ngủ sâu, vừa giúp bé tăng khả năng lĩnh hội từ ngữ.

Hoặc việc bạn đọc đi đọc lại cho bé nghe một cuốn sách như một thói quen khi bé ngồi chơi cũng giúp bé xây dựng ngôn ngữ cơ bản.

3. Hát cho bé nghe hoặc cho bé nghe nhạc

Bí kíp dạy bé sớm biết nói

Cho bé làm quen với sách sớm cũng là một cách giúp bé tập nói

Bên cạnh việc kể chuyện thì hát múa cũng rất hữu ích trong việc kích thích bé tập nói. Bạn có thể hát những bài hát thiếu nhi có lời ngắn, đơn giản, hoặc đọc các bài thơ, ca dao, tục ngữ,.. cho bé nghe.

Nên kết hợp những động tác dễ thương ngộ nghĩnh để bé cảm thấy thích thú. Mỗi bài hát, bài thơ bạn nên “tua đi tua lại” vài lần trong vài hôm. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên để bé ghi nhớ những lời mà bé yêu thích, từ đó, sẽ rất nhanh hát theo.

4.Chơi đùa cùng bé:
Hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ và cùng chơi với trẻ, qua đó trò chuyện với bé về những gì chúng đang chơi. Trẻ học nói bằng cách bắt chước theo cha mẹ. Đơn giản là bạn  chỉ vào bất kì đồ vật nào, có thể  là những món đồ chơi hay đồ dùng trong nhà, gọi tên và tập cho bé lặp lại theo bạn.

5. Đưa bé tới những khu vui chơi công cộng:

Những chuyến đi ngắn tới vườn bách thú, bách thảo, khu công viên dành cho trẻ con… sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Hơn nữa, ngoài việc giúp bé trở nên dạn dĩ, những hoạt động bổ ích này cũng giúp con nhận biết chính xác tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động cho cuộc sống sau này.

6. Khuyến khích và kiên nhẫn:
Tỏ ra hào hứng và không ngừng động viên mỗi khi con nói thêm được từ mới. Điều này sẽ kích thích tâm lý của bé, khiến bé tiếp tục cố gắng.

Nếu bé có chậm nói bạn cũng không nên quá lo lắng mà phải kiên nhẫn với các bé. Đặc biệt, không nên chê bai hoặc tỏ thái độ không hài lòng vì sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Hãy từ từ để bé tích lũy nhiều vốn từ rồi sẽ đến lúc bé nói những điều bạn mong muốn.

TT

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc