Bí kíp giúp bé có khởi đầu hoàn hảo khi tập ăn dặm

Nói đến việc cho bé ăn dặm, các mẹ thường bàn đến thời điểm, phương pháp nào hiệu quả mà ít chú đến chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi dần dứt khỏi nguồn "cung" dồi dào bấy lâu.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Muốn cân nặng sau bé ăn dặm không tuột dốc quá nhanh mẹ cần nắm vững được câu trả lời cho các vấn đề: What? When? Why? How? để giới thiệu thức ăn rắn cho bé.

Một thế giới hoàn toàn mới đang chờ đợi bé, một cột mốc đặc biệt sau khi sinh khi bé bắt đầu ăn những thức ăn đặc và cứng hơn. Bé sẽ được trải nghiệm những hương vị mới từ những món ăn đầy màu sắc của mẹ. Mặc dù không có những quy tắc mặc định về quy trình này nhưng những vấn đề được đặt ra dưới đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho mẹ.

Bí kíp giúp bé có khởi đầu hoàn hảo khi tập ăn dặm

Sớm thì 4 tháng muộn thì 6 tháng bé sẽ bắt đầu ăn dặm

Tại sao?

3 tháng đáng sau sinh, bé đã làm quen với thế giới gia đình, đến giai đoạn quan trọng: Ăn dặm. Trẻ cần thức ăn đặc để phát triển các kỹ năng như nhai, cắn và nuốt đồng thời trải nghiệm hương vị khác nhau. Chính sự tiếp xúc sớm này sẽ giúp bé ăn uống thoải mái, không kén ăn và thích rau nhiều hơn.

Khi nào?

Hầu hết các bé ăn dặm trong thời điểm từ 4-6 tháng. Mẹ có thể tham khảo thêm dấu hiệu sau đây để biết chính xác thời điểm con sẵn sàng cho một bước chuyển mới.

  • Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Tăng cân đều đặn
  • Bé có xu hướng dùng tay cầm nắm và đưa đồ vật xung quanh vào miệng
  • Có vẻ “thèm thuồng” khi nhìn ba mẹ ăn
  • Bé luôn cảm thấy đòi, dù vẫn bú đủ, hoặc bú hơn lượng sữa mỗi ngày
  • Miệng, lưỡi của bé phát triển. Bé có khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, và nuốt đúng cách

Nhiều bé có thể làm quen với thức ăn sớm nhưng cũng có trẻ tỏ ra thời ơ cũng đừng ép buộc. Bé sẽ ăn khi muốn.

Ăn cái gì?

Nguyên tắc ăn dặm của bé là ăn từ mềm tới cứng, từ ngọt sang mặn. Chắc chắn, cháo xay nhuyễn hoặc bột là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu. Đừng quên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức song song với việc làm quen thức ăn dặm.

Từ tháng thứ 6, phần lớn chất sắt dự trữ của bé sẽ “cạn” nên thức ăn đầu tiên của bé cần phải giàu sắt, chẳng hạn như ngũ cốc, gạo. Cũng đừng quên bổ sung vitamin C tốt ở dạng trái cây và rau quả như cà rốt, bí ngô và lê. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu sắt.

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, cắn và nhai tốt hơn, bé có thể làm quen với thức ăn mới. Đây là lúc mẹ có thể giới thực các món ăn được chế biến theo phong cách mới như các món súp như súp bí đỏ, khoai lang hay cà rốt. Thêm một chút sữa và kem hẳn sẽ rất kích thích vị giác.

Bí kíp giúp bé có khởi đầu hoàn hảo khi tập ăn dặm

Đa dạng khẩu phần ăn mỗi ngày giúp bé hứng thú với việc ăn uống hơn

Lớn thêm chút nữa, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có thể giúp bé dễ dàng làm quen với các loại thực phẩm thô như bánh mì, gạo, thịt gà, cá mịn. Mẹ có thể chế biến rau củ quả luộc với kích cỡ cắt nhỏ bằng ngón tay để bé dễ cầm nắm.

Giai đoạn 8-10 tháng, mẹ có thể lên kế hoạch cho chế độ ăn dài hạn trong vòng 1 tuần của bé. Các nhóm thực phẩm bao gồm gạo lứt và bánh mỳ nguyên hạt, thịt, trái cây và rau quả. Ví dụ về khẩu phần trong một ngày như sau:

  • ½ đến 1 chén cơm/ mì
    ½ đến 1 miếng chuối nhỏ
    ¾ cốc rau (cà rốt, rau bina, đậu Hà Lan…)
    2 miếng nhỏ thịt (cá hoặc thịt gà)
    2-3 ly sữa

Luôn luôn quan sát em bé trong khi ăn để đảm bảo bé ăn ở tốc độ an toàn. Cho dù bé đang nhấm nháp đồ xay nhuyễn từ một cái thìa hay tự bốc đồ ăn với trái cây mềm hay các loại thực phẩm khác, điều quan trọng là không được để bé rời khỏi tầm mắt.

Tai nạn thường gặp khi trẻ ăn dặm chính là hóc đồ ăn dẫn đến nghẹt thở hoặc bị dị ứng thực phẩm. Nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng bất thường nào trong hoặc sau bữa ăn cần thông báo tới bác sĩ nhi khoa ngay.

Làm thế nào?

Ban đầu, mỗi bữa ăn của bé chỉ cần 1-2 muỗng cà phê, đây là thức ăn bổ sung, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Sau đó từ từ tăng số lượng lên 2-3 muỗng canh/ ngày. Theo thời gian, hệ tiêu hóa của bé sẽ làm quen với thức ăn và mọi chuyện đi vào quỹ đạo nhanh thôi!

Từ 10 đến 12 tháng, hầu hết các em bé đều có thể ăn 3 bữa gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối và ăn được 4 nhóm thực phẩm chính và cần khoảng 500 đến 750ml sữa mỗi ngày.

Bí kíp giúp bé có khởi đầu hoàn hảo khi tập ăn dặm

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách
Thực đơn ăn dặm cho bé cần có đầy đủ các loại dưỡng chất để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể bé. Ngoài ra, thời kỳ này các bé cũng chưa phát triển hệ nhai nên bạn chú ý làm mềm thức ăn để bé dễ nuốt

Bé ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển cũng là bước ngoặt lớn trong quá trình nuôi dạy con của cha mẹ. Đừng quên chuẩn bị tinh thần và kiến thức để bé có khởi đầu hoàn hảo nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: