Bí quyết dạy con ngoan: Top 5 hành vi rất cần uốn nắn

shape

29 Th02

Martin NguyenTh02 29, 2020

Bí quyết dạy con ngoan: Top 5 hành vi rất cần uốn nắn

Không phải chỉ ở bên cạnh lo cho bữa ăn, giấc ngủ của con, ba mẹ nên dành thời gian để quan tâm và dạy con những điều nhỏ nhặt nhất để giúp con ngoan ngoãn, vâng lời hơn. Ở những năm đầu đời, trẻ chưa thể nhận biết hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không. Thay vào đó, trẻ học hỏi qua quan sát cách ba mẹ và những người xung quanh hành xử. Vì vậy, khi chơi đùa và trò chuyện cùng trẻ, bạn nên dạy con những giá trị, chuẩn mực đạo đức và giới hạn… Uốn nắn ngay những sai lệch bằng thái độ, hành vi, ngôn ngữ.

Theo các chuyên gia, việc giáo dục nhân cách cho trẻ cần phải được chú trọng từ khi con còn bé. Quan niệm “để con lớn rồi dạy” thực chất không đúng chút nào. Thực tế, ngay từ nhỏ trẻ đã biết tiếp nhận thông tin và bắt chước hành vi của người lớn, từ đó hình thành thói quen tốt hoặc không tốt. Dưới đây là 5 thói quen nếu không giáo dục kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường về sau, ba mẹ đặc biệt lưu ý nhé!

Bí quyết dạy con ngoan: Top 5 hành vi rất cần uốn nắn

Bắt chước người lớn là bước đầu trẻ hình thành nhân cách bản thân. Vì vậy, ba mẹ nên trở thành “tấm gương sáng” cho con noi theo

1/ Ngắt lời người lớn

Mỗi khi có câu chuyện thú vị hay một ý nghĩ nào xuất hiện trong đầu, bé thường có thói quen kể ngay cho mẹ nghe. Điều này khá bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn đang nói chuyện với người khác nhưng bé lại cắt ngang câu chuyện, cần phải dạy bé đây là hành động không đúng. Nói cho bé hiểu đó là hành động không lịch sự và thiếu tôn trọng người khác.

Dạy con làm sao?

Nếu bé muốn hỏi hay nói điều gì, dặn bé đợi ba mẹ nói chuyện xong mới được phép, trừ khi đó là chuyện gấp và nghiêm trọng. Ba mẹ cũng cần dạy bé làm quen và tự lập từ khi còn nhỏ, để không phải khi nào có chuyện gì cũng nhờ trợ giúp. Đặc biệt, những lúc nói chuyện điện thoại hay đang trò chuyện với người khác, mẹ cũng cần yêu cầu bé trật tự và không làm phiền.

Nếu bé đã quen với việc luôn nhõng nhẽo và “bám đuôi”, mẹ nên tập cho con tự ngồi chơi một khoảng thời gian cho đến khi xong việc. Điều này giúp bé hiểu rằng nếu muốn được chơi hoặc nói chuyện với mẹ, bé không thể đạt ngay ý muốn của mình, thay vào đó phải biết cách kiên nhẫn chờ đợi và kiềm chế.

2/ Cố tình làm lơ

Khi mẹ đang ra sức gọi hoặc giục con nhanh làm một việc nào đó, chẳng hạn yêu cầu bé thay quần áo hoặc cất dọn đồ chơi nhưng mãi bé vẫn không chịu làm; hoặc khi kiểm tra, mọi thứ vẫn đâu vào đó, mẹ nên có biện pháp xử lý ngay. Nếu để tình trạng này kéo dài, bé sẽ có xu hướng không tôn trọng lời ba mẹ nói. Thậm chí bé có thể nghĩ rằng chỉ cần giả vờ không nghe thấy là được. Lâu dần, bé sẽ càng trở nên ngang bướng và khó dạy bảo.

Uốn nắn: Thay vì gào thét, quát mắng bé, bạn nên nhẹ nhàng lại gần và nói cho bé biết cách làm đúng. Không làm hộ con, thay vào đó yêu cầu bé làm những việc được giao ngay lập tức. Phương pháp ra lệnh cho bé thực hiện trong việc đếm giờ cũng khá hiệu quả, chẳng hạn như “đếm từ 1 đến 10, con phải cất đồ đạc gọn gàng”, hoặc mẹ cho con giới hạn đến 1 giờ là phải thay xong quần áo.

Nếu bé vẫn không hoàn thành công việc được giao, áp dụng hình phạt như cấm không được đi chơi, không được mua cho đồ chơi, bánh kẹo… Lưu ý: Dù bé ương bướng đến đâu, bạn cũng nên học cách kiềm chế cơn giận của mình. Nổi giận và la mắng bé chỉ làm mọi chuyện rối hơn mà thôi.

Bí quyết dạy con ngoan: Top 5 hành vi rất cần uốn nắn

4 tuyệt chiêu khống chế cơn giận trước mặt con cái
Bạn về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi và khi bước vào cửa bạn được chào đón bằng những nét vẽ nguệch ngoạc trên tường và những vết bẩn trên sàn. Bạn sẽ làm thế nào? Lôi con ra đánh một trận “tưng bừng” hay đơn giản là lau dọn những vết bẩn?

3/ Xấu tính khi chơi

Khi chơi với bạn bè hoặc người quen, nếu bé có những hành động xấu như giành đồ chơi của bạn, giấu đồ, muốn lấy đồ của người khác… bạn cần phải uốn nắn ngay. Không cần phải đợi đến lúc bé con có những hành vi bạo lực như đánh bạn, cấu bé nhỏ hơn hoặc xô đẩy mới cần xử lý. Nếu không kịp thời ngăn chặn những hành vi này, bé sẽ tiếp tục nghĩ rằng những người khác yếu hơn nên bị bắt nạt là chuyện bình thường. Theo thời gian, mức độ bạo lực sẽ càng tăng dần theo độ tuổi.

Uốn nắn: Khi cho con chơi cùng các bạn, ba mẹ cần luôn chú ý theo dõi. Nếu thấy bé có biểu hiện “chơi xấu”, hãy yêu cầu bé ngừng ngay và xin lỗi. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần giải thích cho bé biết đâu là hành động xấu. Nếu bé còn tái phạm, mẹ có thể phạt bé không được chơi nữa hoặc chịu một hình phạt thích hợp như cấm túc, úp mặt vào tường…

4/ Chống đối, ngang ngạnh

Khi bắt đầu biết nhận thức về những hành vi và lời nói của mình, bé sẽ thể hiện mình là một đứa trẻ ngoan hay hư thông qua việc có biết nghe lời hay không. Với những đứa trẻ bướng bỉnh, nếu không được dạy bảo nghiêm khắc, bé sẽ càng ngày càng thích thể hiện sự chống đối và thích gì làm nấy.

Một số bé thường tỏ thái độ bằng cách bắt chước lại lời nói, hành vi của người lớn một cách ngỗ ngược như trợn mắt, lườm, hoặc nói cộc lốc, quát lại người khác. Khi bé có những hành vi này, nếu không kịp thời uốn nắn sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Bé sẽ có thái độ thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng người khác và trở nên hỗn hào, láo xược.

Bí quyết dạy con ngoan: Trước tiên, bạn nên giải thích cho bé hiểu những hành động trên là không đúng, bé không được phép làm những điều tương tự. Sau đó, nói cho con hiểu rằng chỉ những đứa trẻ hư mới làm như vậy. Nếu còn tiếp tục tái phạm những hành động này, bé sẽ bị phạt. Cứ mỗi lần bé tái diễn thói quen xấu, mẹ nên áp dụng một hình phạt nghiêm khắc hơn. Dần dần, bé sẽ học cách từ bỏ và không dám làm những những hành động tương tự với mọi người.

Bí quyết dạy con ngoan: Top 5 hành vi rất cần uốn nắn

8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.1)
Trẻ sẽ rất dễ rước bệnh vào thân do những thói quen tưởng chừng như bình thường này.

5/ Nói dối, phóng đại

Bé ở độ tuổi mầm non sở hữu trí tưởng tượng rất phong phú. Đôi khi, bé khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tưởng tượng và nói dối. Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ có thể bắt gặp bé sáng tạo những câu chuyện dựa trên trí tưởng tượng của mình. Trẻ nhỏ thường rất ngây thơ và đôi khi không thể nhận thức được tình trạng thích nói quá mọi việc.

Nếu gặp những trường hợp này, ba mẹ cần phải chú ý ngăn chặn ngay. Lâu dần thói quen thích nói quá mọi việc lên có thể trở thành khởi nguồn của những lời nói dối. Bé có thể sẽ cố tình nói sai sự thật để tránh làm điều mình không thích khi được yêu cầu hoặc để tránh được tội lỗi do mình gây nên.

Uốn nắn: Khi phát hiện trẻ có biểu hiện này, ba mẹ cần tìm hiểu tại sao trẻ lại nói như vậy và yêu cầu trẻ sửa sai ngay, không được tiếp tục nói sai sự thật dù là chuyện nhỏ nhất. Song song đó, giải thích cho trẻ hiểu cái gì là có thật, cái gì là tưởng tượng. Ba mẹ cần dạy trẻ luôn phải trung thực trong mọi chuyện và nhất là không được nói dối người lớn bất kỳ chuyện gì. Nghiêm túc với con rằng nếu còn tiếp tục nói sai sự thật, sẽ không ai tin trẻ nữa và mọi người sẽ xa lánh con vì tật hay nói dối. Nên khen ngợi khi trẻ dũng cảm thừa nhận cái sai của mình và thường xuyên cho trẻ biết nói dối là xấu.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc