Bí quyết nuôi con của mẹ Nhật qua câu chuyện kinh điển Tottochan bên cửa sổ
Câu chuyện Tottochan bên cửa sổ, có thể nói là bí quyết nuôi con của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay, sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981. Ở Nhật đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Từ bữa cơm đủ sản vật biển và đất cùng với niềm vui
Ở Nhật, các mẹ phải chuẩn bị cơm hộp cho con mang theo đến trường. Trong Tottochan bên cửa sổ, chuyện hộp cơm của trẻ nhỏ được chú ý rất kỹ. Hiệu trưởng trường Tomoe, nơi Tottochan theo học vẫn kiểm tra hộp cơm của tất cả 50 học sinh xem các em có đủ thức ăn của biển và thức ăn của đất không. Bà vợ của ông luôn mang theo sẵn hai cái xoong để cho thêm các em nào còn thiếu. Vì sao vợ của hiệu trưởng phải mất công sức đến như vậy?
Bà Nguyễn Bạch Thùy Linh, Tổng giám đốc Công ty SNB Distribution, đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm Nhật Bản tại thị trường Việt Nam, cho biết, để có một cơ thể phát triển toàn diện, người Nhật đòi hỏi bữa ăn của mình phải đủ dưỡng chất, bao gồm sản vật từ biển và từ đất liền. Những khay cơm của Nhật luôn nhiều ngăn để có thể chứa trong đó cơm, rau, thịt, cá… “Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất như thế sẽ giúp trẻ tránh được việc thiếu vitamin, vi chất ở trẻ và đặc biệt giúp trẻ có sự phát triển thể chất cân bằng và toàn diện nhất.”, bà Linh chia sẻ.
Bà Nguyễn Bạch Thùy Linh – Tổng giám đốc công ty SnB Distribution – Nhà phân phối chính thức thực phẩm bổ sung ( sữa bột công thức) Glico Icreo nội địa Nhật Bản ở Việt Nam
Cùng với hộp cơm đủ chất, hiệu trưởng trường Tomoe còn yêu cầu học sinh phải thay phiên nhau kể chuyện trong bữa ăn. Ngoài việc giúp trẻ có thể nói lên suy nghĩ của mình, câu chuyện trong bữa ăn còn tạo gắn kết cho tập thể. Thói quen này cũng giúp trẻ có niềm vui. Sự thoải mái, vui vẻ khi ăn là enzyme tinh thần, hỗ trợ tiêu hóa một cách tốt nhất. Những bà mẹ ép con ăn, khiến trẻ căng thẳng trong quá trình ăn có lẽ sẽ phải nghĩ lại khi đọc tác phẩm này.
Các bà mẹ Việt trong một buổi chia sẻ cùng CLB Mẹ Nhật Nuôi Con và Glico Icreo về bữa ăn dặm Kiểu Nhật cân bằng theo tinh thần “ Tottochan bên cửa sổ”
Đến triết lý cải thiện vóc dáng của người Nhật
Không chỉ chăm chút từ bữa cơm cho trẻ, nhìn rộng ra câu chuyện cải thiện vóc dáng của người Nhật, mới thấy nỗ lực không nhỏ của những người làm công tác lãnh đạo đất nước.
Không chấp nhận hình dáng thấp bé của dân tộc, người Nhật quyết tâm cải thiện nòi giống. Tiêu chuẩn của người Nhật trong sản xuất thực phẩm rất cao. Với các sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa, các chỉ tiêu đề ra hết sức nghiêm ngặt. Ở Nhật chỉ có 6 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động.
Ông Yoshitaka Sato, giám đốc nhà máy Glico ICREO (Nhật Bản) cho biết, để được sản xuất sữa ở Nhật Bản không hề đơn giản. Để được tham gia vào thị trường, quy trình sản xuất sữa bột Glico ICREO phải được sản xuất trên một quy trình cực kỳ chặt chẽ,mỗi giai đoạn đều được kiểm soát nghiêm ngặt.
Glico Icreo sử dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hệ thống sản xuất thuốc GMP ( Good Manufacturing Practice) để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Hệ thống máy móc tối tân không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên thế giới như: máy nén khí độc quyền, máy kiểm soát nguyên liệu đầu vào, máy đo độ tơi xốp…Riêng “thủ tục” mỗi lần vào nhà máy cũng đến cả vài chục bước theo quy trình, từ việc mặc quần áo giày dép chuyên dụng, loại bút “Đặc biệt” khi ghi chép trong môi trường sản xuất,…để đảm bảo tính nghiêm ngặt nhất trong môi trường sản xuất.
Ông Yoshitaka Sato, giám đốc nhà máy Glico ICREO (Nhật Bản)
Năm 2015, Glico chính thức có mặt ở Việt Nam với hình thức nhập khẩu nguyên hộp như sản phẩm ở thị trường nội địa Nhật. Ba năm qua, doanh số Glico ở thị trường Việt Nam tăng gấp đôi mỗi năm, trở thành bàn đạp để Glico tự tin hơn trong chiến lược đưa sản phẩm của mình ra thị trường châu Á.
Tại Việt Nam vào ngày 14/10 vừa qua, Glico Icreo đã tổ chức HNKH tại Hồ Chí Minh, đánh dấu bước tiến mới của nhãn hàng trong việc phát triển thị trường miền Nam. Đáng chú ý, Glico không có sự phân biệt thị trường nội địa hay xuất khẩu, các sản phẩm được sản xuất với cùng một tiêu chuẩn, nguyên liệu… để sản phẩm bán ở cả thị trường nội địa và thị trường Việt Nam là như nhau. Ông Sato khẳng định: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều phải được chăm sóc một cách tốt nhất, theo đúng tinh thần của người Nhật”.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.