Biểu hiện và phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu được phân thành hai loại hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý. Vậy đâu là biểu hiện của bệnh và cách chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào?
Biểu hiện của hẹp bao quy đầu có biến chứng
Đối với tình trạng hẹp sinh lý, da bao quy đầu ôm sát vào quy đầu. Khi đến tuổi dậy thì, phần da này bắt đầu lộn ra ngoài để lộ quy đầu. Nếu như ở độ tuổi này, khi bao quy đầu không tuột xuống được mới cần phải sử dụng phương pháp điều trị cắt bao quy đầu.
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có các dấu hiệu dễ nhận biết như trẻ quấy khóc, đau đớn, khó tiểu tiện. Khi đi tiểu, trẻ phải gắng sức rặn làm phồng phần đầu dương vật.
Do lớp da bao quy đầu không thể mở ra nên nước tiểu không thể thoát ra ngoài, hoặc bắn thành tia ra xa. Nước tiểu của trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có màu đục, mùi khai khó chịu.
Tình trạng này của nước tiểu xuất hiện nhiều lần với tần suất cao. Ngoài ra, bố mẹ theo dõi xem bé có thường xuyên sờ tay vào dương vật hay không.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ khiến bé quấy khóc, đau đớn khi tiểu tiện
Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ dưới 3 tuổi có biến chứng, bố mẹ nên bắt đầu sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật như bôi thuốc hoặc nong bao quy đầu.
Với biến chứng viêm nhiễm, mẹ nên bôi thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0,05%/ 1 lần/1 ngày trong vòng 1 tháng liên tục. Mẹ nên nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ khi lớp da này mềm mại.
Cách nong bao quy đầu đúng cách là dùng tay kéo căng da về phía gốc dương vật, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày trong 1-2 tháng liên tục. Mẹ cũng có thể kết hợp bôi thuốc mỡ với nong bao quy đầu của trẻ nhỏ để đặt hiệu quả cao hơn.
Bôi thuốc mỡ kết hợp nong bao quy đầu tại nhà giúp điều trị hiệu quả hơn
Trường hợp bé trai từ 3-6 tuổi, bố mẹ cũng áp dụng phương pháp điều trị trên nếu bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống. Cách điều trị trên chỉ nên được thực hiện khi bé có biểu hiện như rặn tiểu, quấy khóc, đỏ mặt, bao quy đầu phồng lên hoặc viêm nhiễm tấy đỏ.
Với trẻ từ 7-8 tuổi, nếu mẹ bôi thuốc và nong bao quy đầu bằng tay nhưng vẫn không hiệu quả. Khi đi tiểu, bé có các biến chứng viêm nhiễm hoặc căng phồng thì mẹ nên chuyển sang các biện pháp can thiệp ngoại khoa như tiểu phẫu nong hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Ngược lại, nếu không có biến chứng, mẹ có thể đợi bé tới tuổi dậy thì để cắt bao quy đầu bằng phương pháp gây tê.
Đóng bỉm lâu là nguyên nhân kiến 1.400 bé trai Hà Nội gặp "biến"
Số liệu được Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa công bố kết quả sốc: Khi khám sàng lọc cho 3.189 bé trai từ 3 - 5 tuổi có tới 1.441 trẻ số trẻ được khám có bất thường bộ phận sinh dục. Nguyên nhân có thể là do đóng bỉm lâu.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng thường gặp. Bố mẹ cần theo dõi và vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu của con trai mình. Tùy theo độ tuổi và biến chứng, gia đình có thể áp dụng các biện pháp can thiệp bảo tồn, nội khoa hoặc chăm sóc bé tại nhà.
Nếu không hiệu quả, trẻ mới cần chuyển sang chữa trị hẹp bao quy đầu bằng phương pháp phẫu thuật.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.