Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 3 tháng tuổi

shape

31 Th10

Martin NguyenTh10 31, 2019

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 3 tháng tuổi

Những mốc phát triển của trẻ giai đoạn 3 tháng tuổi

Bé đã biết cười: Đến thời điểm này bạn đã chìm đắm trong những nụ cười rạng rỡ của bé! Bé chủ động hơn trong các trò chơi, bắt chước biểu cảm gương mặt của bạn, bắt đầu bập bẹ và bắt chước những âm thanh của bạn.

Bé biết lẫy – ngóc đầu: Bạn không còn phải đỡ đầu của bé. Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng phần đầu và ngực của mình lên. Thậm chí, bé còn làm các động tác như chống đẩy để tự lật ngửa mình.

Bé biết nhận diện khuôn mặt: Khả năng phối hợp giữa tay và mắt cũng được cải thiện. Bạn sẽ thấy bé theo dõi các vật thể mà bé thích và đặc biệt chú ý đến các khuôn mặt. Bé đã có thể nhận ra bạn khi bạn đang đứng ở phía bên kia phòng!

Những kỹ năng đáng yêu khác: Bé có thể nắm tay hoặc xòe các ngón tay, lắc đồ chơi, đập vào vật đu đưa trước mặt, đưa tay lên miệng, đạp chân xuống dưới nếu bạn giữ bé ở tư thế đứng.

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 3 tháng tuổi

Biết cười là một trong các mốc phát triển của trẻ khi được 3 tháng tuổi

Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển

Nhanh chóng phản ứng lại các tín hiệu của bé: Sự quan tâm kịp thời này của mẹ giúp bé cảm thấy mình an toàn và được yêu thương. Đừng lo rằng mình chiều làm bé hư.

Khuyến khích bé vận động: Tiếp tục cho bé nằm sấp để bé có thể luyện tập những kỹ năng mới và phát triển các cơ bắp. Khi bé nằm sấp, cho bé đồ chơi hoặc các vật an toàn để bé có thể với lấy, cầm và khám phá.

Chú ý đến bé thật nhiều: Thường xuyên nói chuyện và âu yếm bé, mô tả việc bạn đang làm, đọc tên những vật quen thuộc. Bạn có thể cùng đọc sách, chơi các trò chơi với bé và khuyến khích bé tự lăn sang tư thế nằm ngửa, cầm đồ chơi và “nói chuyện” với bạn.

Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?

Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã ba tháng tuổi và:

  • Không thể tự ngẩng đầu
  • Không thể cầm đồ vật
  • Không thể tập trung vào các vật chuyển động
  • Không cười
  • Không phản ứng với tiếng động lớn
  • Phớt lờ những gương mặt lạ
  • Có vẻ khó chịu khi gặp người lạ hoặc đến nơi xa lạ

Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc