Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 4-7 tháng

shape

31 Th10

Cha Mẹ TốtTh10 31, 2019

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 4-7 tháng

Những mốc phát triển của trẻ từ 4-7 tháng
Bé tích cực tương tác với thế giới xung quanh: Bé cười và “nói chuyện” bi bô với bạn. Đến khoảng 7 tháng bé đã biết lật và tự trở về tư thế nằm ngửa, ngồi mà không cần bạn giúp, chân đủ mạnh để “nhún nhảy” khi bạn giữ bé. Bé sẽ kéo đồ vật về phía mình, có thể cầm đồ chơi và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

Bé nhạy cảm hơn đối với khẩu khí của bạn và có thể sẽ dừng tay khi bạn nói “không được”. Bé cũng biết tên mình và quay lại nhìn khi bạn gọi.

Bé thích chơi trò ú òa và thích tìm các vật bị che khuất một phần. Bé nhìn thế giới với tất cả màu sắc vốn có của nó và có thể nhìn xa hơn. Nếu bạn di chuyển một món đồ chơi trước mặt bé, bé sẽ theo dõi nó chăm chú bằng mắt. Tự ngắm mình trong gương cũng khiến bé vui vẻ.

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 4-7 tháng

Một trong các mốc phát triển của trẻ giai đoạn 4-7 tháng tuổi là khả năng lật người nằm sấp

Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Sự tương tác của bạn và bé rất quan trọng. Vì vậy, nên kết hợp các trò chơi vào tất cả các hoạt động với bé. Dành cho bé thật nhiều nụ cười và sự âu yếm, trả lời khi bé nói bi bô để kích khích kỹ năng giao tiếp của bé. Đọc sách cho bé nghe mỗi ngày, đọc tên các vật có trong sách và những vật xung quanh bạn.

Cho bé nhiều cơ hội để củng cố các kỹ năng mới của cơ thể bằng cách giúp bé ngồi và chơi với bé khi bé nằm sấp lẫn nằm ngửa. Trước khi bé biết bò, bạn cần đảm bảo nhà của mình an toàn để bé có thể tự do khám phá.

Cho bé nhiều loại đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và các vật dụng trong gia đình như muỗng, hộp giấy để trẻ khám phá. Tạo cho bé thói quen ăn, ngủ và chơi đúng giờ.
Khi 6 tháng tuổi, bé đã có thể ăn thức ăn dạng rắn.

Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?

Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng cần theo dõi quá trình phát triển của con và lưu ý nếu bé đã sáu tháng tuổi mà:

  • Thân thể quá cứng nhắc hoặc èo uột
  • Không thể tự giữ vững đầu
  • Không thể tự ngồi
  • Không phản ứng với tiếng động, tiếng cười
  • Không tỏ vẻ yêu thương đối với những người gần gũi nhất với bé
  • Không với lấy đồ

Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và những can thiệp cần thiết.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc