Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn đầu đời

shape

31 Th10

Martin NguyenTh10 31, 2019

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn đầu đời

Những mốc phát triển của trẻ trong tháng đầu tiên
Lúc bé mới chào đời, chỉ với việc cho bé ăn, ru bé ngủ và thay tã cũng khiến bạn quay cuồng cả ngày. Tuy nhiên, chỉ trong vài tuần, bé sẽ bắt đầu để ý nhiều hơn đến giọng nói, gương mặt và sự âu yếm của bạn.

Bé không thể tập trung vào các vật ở xa hơn khoảng cách 20 – 30cm nên khuôn mặt bạn thường nằm trong “cự ly lấy nét” của mắt bé. Các hoa văn màu trắng đen cũng thu hút sự chú ý của bé. Thính giác của bé đã phát triển hoàn thiện nên có thể quay về hướng những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ, của ba.

Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng đầu lên một chút và ngoảnh sang một bên nhưng khi bé ở tư thế đứng, bạn vẫn phải đỡ đầu và gáy bé. Mặc dù hai tay cử động nhát gừng vô thức, nhưng bé có thể đưa tay lên gần miệng và bú đầu ngón tay.

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn đầu đời

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết những cột mốc phát triển của trẻ chỉ sau 1 tháng chào đời

Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Gần gũi với bé: Tận hưởng quá trình tìm hiểu bé với các cử chỉ âu yếm, cưng nựng. Gần gũi và nhìn vào mắt bé khi bạn nói chuyện, hát và đọc cho bé nghe. Khi bé tỉnh táo và vui vẻ, bạn chơi các trò đơn giản như ú òa hoặc bắt chước âm thanh của bé.

Hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé: Chú ý các dấu hiệu cho thấy bé không muốn chơi tiếp và học cách nhận biết những dấu hiệu khi bé buồn ngủ hoặc đói. Luôn để mắt tới bé và xuất hiện ngay khi trẻ khóc.

Hướng cho bé vận động: Khi bé thức, đặt bé nằm sấp để tăng cường sự vận động của các cơ. Khuyến khích bé nhìn và với lấy đồ chơi.

Cùng bé chào thế giới: Cho bé ra bên ngoài. Ẵm bé đi dạo, ra công viên hoặc chỗ vui chơi của trẻ con. Bé thích môi trường bên ngoài, thích được bạn ẵm và thích ở gần các trẻ khác.

Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nhớ lưu ý theo dõi nếu con bạn đã một tháng tuổi mà:

  • Bú chậm hoặc gặp vấn đề khi bú
  • Mắt không tập trung hoặc không nhìn các vật chuyển động gần bé
  • Không phản ứng với ánh sáng mạnh
  • Thân thể quá cứng nhắc hoặc èo uột
  • Không phản ứng với âm thanh lớn

Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc