Cách bảo quản sữa mẹ "chuẩn" nhất mẹ bỉm sữa cần biết

shape

13 Th04

Martin NguyenTh04 13, 2020

Cách bảo quản sữa mẹ "chuẩn" nhất mẹ bỉm sữa cần biết

Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với lượng sữa dồi dào hay mẹ đang chuẩn bị quay trở lại công việc, cách bảo quản sữa mẹ khoa học luôn là vấn đề được mẹ bỉm sữa quan tâm sau khi sinh.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

Nếu sữa mẹ vừa được vắt ra và trữ ở nhiệt độ phòng trên 26°C, mẹ chỉ có thể trữ được tối đa 4 tiếng thay vì 6 đến 8 tiếng. Nếu cần trữ đông, sữa mẹ vừa vắt ra nên được đặt ngay vào tủ lạnh, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.

Đối với mẹ nhiều sữa thì vắt sữa ra trữ đông là điều đương nhiên. Vậy mẹ ít sữa phải làm sao, có nên vắt sữa trữ đông? Lời khuyên là có, kiên trì vắt sữa cộng thêm chế độ ăn khoa học có thể gọi sữa về nhanh hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ "chuẩn" nhất mẹ bỉm sữa cần biết

Sữa mẹ bảo quản đúng cách sẽ giữ vẹn nguyên chất dinh dưỡng

Quá trình bảo quản sữa mẹ cần lưu ý

Để sữa mẹ được bảo quản một cách an toàn và vệ sinh, bạn nên đảm bảo thực hiện những bước sau trong cách trữ sữa mẹ:

Luôn tiệt trùng dụng cụ hút sữa, trữ sữa

Vệ sinh là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong việc bảo quản sữa mẹ. Mẹ nên rửa tay thật sạch và tiệt trùng các dụng cụ vắt, trữ sữa thường xuyên. Có thể sử dụng các bình nhựa trữ sữa không BPA hay các túi trữ sữa chuyên dụng uy tín trên thị trường.

Lượng sữa mẹ vắt ra trong một lần

Một điều nữa mẹ cũng cần lưu ý trong cách bảo quản sữa mẹ là lượng sữa vắt trong một lần. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt với lượng sữa vừa đủ với lần bú của con, trung bình từ 100-150 ml. Nếu bé lớn hơn, lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của con.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Trữ sữa bằng bình, mẹ có thể xếp vào tủ lạnh theo thứ tự từ trái sang phải để không chỉ mẹ mà người thân khi lấy sữa cho bé dùng dần cũng dễ nhớ, bình nào trước, bình nào sau. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi chú ngày tháng lên từng túi trữ sữa để biết rõ túi trữ nào nên được sử dụng trước cũng như biết được hạn sử dụng.

Cách rã đông sữa mẹ

Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá

Khi rã đông, cho sữa xuống ngăn mát, ra đông tự nhiên. Trường hợp trẻ cần bú ngay, mẹ chuẩn bị một ca nước ấm và đặt túi trữ sữa vào cho đến khi sữa đã được rã đông hoàn toàn. Mẹ cũng lưu ý, nên bỏ phần sữa thừa sau khi bé bú cũng như không nên trộn sữa rã đông và sữa vừa vắt với nhau.

Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn mát

Cho phần sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú. Phần sữa này nên sử dụng trong vòng 24h.

Lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ

  • Lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.
  • Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng lò vi sóng vì có thể làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa cũng như làm phỏng miệng bé.

Cách bảo quản sữa mẹ "chuẩn" nhất mẹ bỉm sữa cần biết

Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách không làm mất chất
Đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh, việc hâm nóng trước khi cho bé uống là điều cần thiết. Có nhiều cách hâm nóng sữa mẹ khác nhau và một số lưu ý khi làm nóng sữa dưới đây sẽ giúp bạn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho bé

Cách bảo quản sữa mẹ cho bé bú chuẩn

Nếu lượng sữa dồi dào hơn nhu cầu bé bú, mẹ có thể tham khảo cách bảo quản sữa, cách cho con bú mẹ dưới đây để đảm bảo một nguồn dinh dưỡng an toàn cho con yêu:

Tình trạng sữaTrữ sữa ở nhiệt độ phòngTrữ sữa trong tủ lạnhTrữ sữa trong tủ đông
Sữa vừa được vắt và để vào bình hay túi trữ6 đến 8 tiếng (nên để ngay vào tủ lạnh)< 72 giờ (nên đặt vào nơi sâu nhất của tủ lạnh, tránh trữ ở cửa tủ)

Tủ lạnh 1 cửa (-15°C): 2 tuần

Tủ lạnh 2 cửa (-18°C): 3 tháng

Tủ đông chuyên dụng: 6 đến 12 tháng

Sữa được rã đông tự nhiên (được đặt từ phần tủ đông qua ngăn máyTối đa là 4 tiếng (cho đến lần bú kế tiếp)24 tiếngKhông nên trữ đông lại  lần nữa
Sữa được rã đông bằng nước ấm hay để ở nhiệt độ phòngChỉ sử dụng cho lần bú đã định4 tiếng cho đến lần bú kế tiếpKhông nên trữ đông lại  lần nữa
Bé bắt đầu sử dụngChỉ được sử dụng cho lần bú này và tránh dùng lại phần sữa thừa sau khi bé bú xongKhông nên trữ vào tủ lạnh nữaKhông nên trữ vào tủ lạnh nữa

Một số mẹ sẽ gặp trường hợp sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có lớp váng nổi trên bề mặt hay phần chất béo bám trên thành bình. Lúc này, mẹ cần lắc đều bình hay túi trữ rồi mới nên rã đông tự nhiên hay rã bằng nước ấm.

Ngoài ra, nếu sữa trữ trong bình hay túi xuất hiện màu trắng đục như đám mây sau khi được rã đông đúng cách, sữa mẹ lúc này đã bị rò. Bạn nên tránh cho bé bú sữa này vì có thể đã bị mất đi một số dưỡng chất quan trọng.

Cách bảo quản sữa mẹ "chuẩn" nhất mẹ bỉm sữa cần biết

10 vấn đề khi cho bé bú mẹ
Tuy nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng mẹ vẫn cần một thời gian để làm quen, và cũng là để học cách xử lý những tình huống khó khăn như nứt đầu ti, tình trạng ít sữa hay cảm giác đau ngực… Những cách khắc phục dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ thoát khỏi những cảm giác khó...

Tham khảo thông tin về cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút vừa giúp mẹ cất trữ lượng sữa dư thừa cho bé bú trong thời gian đi làm vừa có thêm thời gian vui đùa bên con yêu.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc